Bom vẫn nổ, người vẫn chết sau hơn 40 năm kết thúc chiến tranh ở Việt Nam

(PLO) -“Chiến tranh vẫn giết chết người ở Việt Nam” là tiêu đề bài viết về Dự án rà phá bom mìn chưa nổ ở Việt Nam được đăng tải trên tờ The Newyorker hôm 20/5 vừa qua.
Bom mìn chưa nổ được phát hiện
Bom mìn chưa nổ được phát hiện

Ngày 21/5, Tổng thống Obama khởi hành tới Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm được nêu rõ là nhằm hướng tới tương lai thay vì nhìn lại lịch sử cay đắng của quá khứ. Cùng ngày, một đám tang được tổ chức ở tỉnh Quảng Trị cho một người đàn ông có tên Ngô Thiện Khiết.

Hậu quả của chiến tranh

Ông Khiết qua đời ở tuổi 45, để lại người vợ và 2 con trai. Ông là một chuyên gia về vật liệu chưa nổ còn sót lại từ thời chiến tranh. Ông đặc biệt thành thục trong việc xác định vị trí, gỡ bỏ và phá hủy một cách an toàn những quả bom chùm được tìm thấy trên những cánh đồng ở Quảng Trị - một tỉnh thuần nông nghèo khó nằm giữa Khu vực phi quân sự cũ từng chia cắt miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Quảng Trị là nơi có vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời, một dải đất hẹp trải dài với những bãi biển uốn lượn, những con sông đổ ra biển Đông ở phía Đông và những dãy núi trập trùng mù sương chạy dọc biên giới với Lào ở phía Tây. Có lẽ không nơi nào ở Việt Nam phải chịu đựng nhiều nỗi đau đớn do chiến tranh hơn ở dải đất này. Bom đạn được thả xuống tỉnh Quảng Trị nhiều hơn cả số bom đã được rải xuống cả nước Đức trong suốt Chiến tranh thế giới II.

Tỉnh này cũng đã phải hứng chịu hơn 700 gallon thuốc diệt cỏ, trong đó chủ yếu là Chất độc da cam. Tên của những trận địa như Cam Lộ, Cồn Tiên, hay Đồi Rockpile vẫn khiến những cựu binh Mỹ gặp ác mộng khi nhắc đến. Cuộc vây hãm căn cứ ở Khe Sanh, Quảng Trị kéo dài 77 ngày đã khiến Lyndon Johnson ám ảnh đến mức ông ta phải giữ một mô hình lớn của căn cứ này ở Nhà Trắng và yêu cầu cấp dưới phải cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày về diễn tiến của cuộc chiến.

Trong vòng 8 năm trước khi qua đời, ông Khiết đã làm việc cho một tổ chức phi chính phủ có tên Dự án Renew, có trụ sở ở thành phố Đông Hà, thủ phủ tỉnh Quảng Trị. Tổ chức này được một nhóm những người nước ngoài, trong đó có một cựu binh Mỹ Chuck Searcy từng đóng quân ở Sài Gòn trong chiến dịch Tết 1968, thành lập 15 năm trước.

Mục tiêu của tổ chức là giúp dọn dẹp những bom mìn chưa phát nổ còn sót lại ở các vùng quê của tỉnh. Hiện nay, tổ chức này đã phát triển, với tổng cộng 160 nhân viên, bao gồm toàn bộ là người Việt Nam.

Kể từ sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, hơn 40.000 người Việt Nam đã thiệt mạng bởi bom mìn chưa phát nổ. Khoảng 3.500 trường hợp tử vong trong số đó diễn ra ở Quảng Trị. Nhưng nhờ một phần đáng kể từ hoạt động của Dự án Renew, số trường hợp thương vong do bom mìn còn sót lại trong tỉnh đã giảm đáng kể.

Trước đây, hầu hết các nạn nhân tử vong là những người nông dân, gặp nạn khi đang làm việc trên những thửa ruộng của họ. Còn hiện nay, đã có nhiều khu vực được dọn sạch bom mìn, những người có nguy cơ tử vong cao nhất lại là những người làm công việc thu gom phế liệu – những người cắt những quả bom đã rỉ sét và những vỏ đạn chỉ với hy vọng có thể kiếm được vài USD.

Một người Việt Nam bị thương tật do bom mìn từ thời chiến tranh.
Một người Việt Nam bị thương tật do bom mìn từ thời chiến tranh.

Một ngày năm ngoái, tôi tới một ngôi làng ở Quảng Trị cùng với một nhóm khẩn cấp thuộc Dự án Renew. Nhóm này tới đây ngay sau khi nhận được một cuộc điện thoại vào đường dây nóng của dự án, thông báo về việc một số đạn dược đã được tìm thấy ở ven sân bóng của một trường học. Tính trung bình, mỗi ngày đường dây nóng của dự án nhận được khoảng từ 3 đến 5 cuộc gọi như vậy.

Một vỏ đạn trồi lên ở một mương thủy lợi hay vài quả lựu đạn được phát hiện ở ven một thửa ruộng. Có lẽ quả đạn pháo đã được một nhóm thợ xây dựng đào lên trong quá trình đào móng một ngôi nhà mới. Chỉ 1 tuần trước đó, một quả bom khổng lồ nặng vài trăm kg, dài hơn 2m cũng đã được các công nhân đang đào một đường ống thoát nước ở Quảng Trị phát hiện.

Vào ngày mà tôi đến cùng nhóm phản ứng khẩn, dân làng đã phát hiện một quả bom phốt pho màu trắng, 3 quả lựu đạn M-79 và một viên đạn 0,37mm. Nhóm chuyên gia từ Dự án Renew đã cẩn thận xúc đất, tạo thành những hố nhỏ ở khu vực mương nước bẩn để làm lộ ra những mẩu đạn pháo đã gỉ sét và đánh dấu vị trí này bằng những lá cờ màu sắc cũng như đặt những túi cát xung quanh đó. Sau đó, nhóm phá bom tiến tới. Chúng tôi lùi tới một khoảng cách an toàn, ai đó bắt đầu đếm ngược, một kỹ thuật viên nhấn chiếc điều khiển từ xa và quả bom được vô hiệu hóa. Lũ trẻ sau đó có thể quay trở lại sân và vui chơi trong an toàn.

“Người hùng” tử nạn

Vài ngày sau, tôi gặp ông Khiết. Ông ấy là một người đàn ông trầm tính, điềm đạm nhưng cũng rất thân thiện. Khi đó, ông ấy mặc bộ quần áo kaki kiểu quân đội, với bảng tên được khâu màu đỏ trên túi áo ngực. Chiếc mũ mềm ông đội trên đầu có logo của Dự án Renew. Tôi được mời tới để cùng ông thăm dò ở làng Tân Định.

Cuộc thăm dò bom chùm khi đó được tiến hành tương đối chậm rãi nhưng kỹ lưỡng. Trước khi chúng tôi khởi hành, ông Khiết cho tôi xem một tấm bản đồ cho thấy công việc trước đó của ông ấy trong khu vực này. Tấm bản đồ được chia thành nhiều phần, mỗi phần là 1km2 được thu nhỏ. Những phần đã được đào xới được mã hóa bằng màu theo những phát hiện của nhóm khảo sát. Màu xanh nghĩa là đã được dọn dẹp hoàn toàn. Màu đỏ nghĩa là bom chùm. Màu xanh là thể hiện của những loại đạn dược khác.

Ông Khiết nói với tôi rằng, trong tất cả những loại bom đạn vẫn bị chôn vùi dưới những cánh đồng ở Việt Nam, bom chùm là loại nguy hiểm nhất. Chúng được thiết kế đặc biệt quanh co để gây sát thương tối đa, gây tổn hại nhiều và điều đáng nói là việc sử dụng, vận chuyển và lưu trữ loại bom này bị cấm theo Công ước về bom chùm. Hơn 100 nước đã ký hay phê chuẩn công ước quốc tế này nhưng Mỹ không phải là 1 trong số đó.

Một quả bom chùm được chế tạo từ nhiều nhất là 600 quả bom khác nhau, mỗi quả có kích thước bằng quả bóng và được gói vào quả bom mẹ. Quả bom này được thiết kế để phát nổ khi cách mặt đất vài mét, bắn những quả bom nhỏ theo mọi hướng và cắt vụn tất cả những thứ có trên đường đi của chúng.

Vì bom chùm được máy bay thả xuống trên các đường bay của máy bay, đôi khi là để dọn đường cho việc rải chất độc hóa học nên những quả bom chưa phát nổ thường có xu hướng được tìm thấy theo nhóm. Nếu phát hiện được một quả bom như vậy, nhiều khả năng sẽ tìm thêm được nhiều quả mới. Sau rất nhiều năm, chúng thường đã sét gỉ nặng nề và rất không ổn định.

Trước khi ra đồng với ông Khiết, tôi đã phải ký vào đơn miễn trừ, trong đó có nêu nhóm máu của tôi và chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có bất cứ tổn hại nào xảy ra với tôi. Môt nữ nhân viên y tế trẻ đứng ở gần đó khi tôi ký giấy. Một số người hóm hỉnh trêu trọc. Ông Khiết nói với tôi rằng không phải lo lắng, vì trong suốt 15 năm làm việc cho Dự án Renew, ông chưa từng gặp tai nạn nào.

Sau đó, đi qua một thửa ruộng trồng sắn và khoai tây lớn, tôi nối từng bước, chính xác là dẫm vào từng dấu chân theo đúng chỉ dẫn của ông Khiết của một nhóm gồm 6 người đàn ông đang quét máy dò mìn theo các hướng khác nhau. Tiếng báo động vang lên 1 hoặc 2 lần. Ông Khiết sau đó sẽ đi tới, kiểm tra vị trí phát ra tiếng động và bắt đầu kiểm tra.

Hôm 19/5, ông Chuck Searcy gửi cho tôi một email từ Hà Nội và thông báo cho tôi chuyện của ông Khiết. Ông Searcy viết rằng, một ngày trước đó, ông Khiết nhận được điện thoại từ một thành viên trong nhóm, thông báo vừa phát hiện một quả bom chùm.

Theo thông lệ, ông Khiết đã tới địa điểm đó để xác định cách thức phá hủy quả bom. Việc xảy ra sau đó thế nào không rõ nhưng đã có một vụ nổ xảy ra và ông Khiết đã bị thương. Ông được đưa tới Bệnh viện Huyện Hải Lăng và qua đời ít lâu sau đó. Người đồng nghiệp đã gọi điện cho ông ấy tên Nguyễn Văn Hảo cũng bị thương nhưng sống sót.

Ông Searcy nói với tôi rằng ông Khiết đã có nhiều nguồn lực hơn để làm công việc của mình, một phần nhờ thái độ tích cực hơn đối với công tác cứu trợ nhân đạo của chính phủ Mỹ mà trong những năm gần đây, với sự hối thúc từ Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Patrick Leahy ở Vermont, đã nhận a nghĩa vụ đạo đức của họ trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề bom mìn chưa phát nổ ở Việt Nam. Kết quả là, các nhóm như Dự án Renew không còn phải phụ thuộc vào những khoản quyên góp từ các nhà tài trợ tư nhân./.

Đọc thêm