Các cuộc tranh luận có thể làm trẻ bị trầm uất

 Các nhà khoa học đã chứng minh: tranh luận quá tỉ mỉ về các vấn đề khó khăn với bạn bè sẽ làm tăng sự lo âu và dẫn đến trầm uất ở trẻ em, những cô bé tuổi thiếu niên, thậm chí có khả năng ảnh hưởng đến cả những người trưởng thành
Tranh luận quá tỉ mỉ về các vấn đề khó khăn với bạn bè sẽ làm tăng sự lo âu và dẫn đến trầm uất ở trẻ em
Nghiên cứu được tiến hành trong vòng 6 tháng với sự tham gia của 813 các bé thiếu nhi và thiếu niên cho thấy: những cô bé tranh luận nhiều về các vấn đề khó khăn với các bạn khác, thường dễ xuất hiện các triệu chứng của trầm uất hơn là những đứa trẻ dành ít thời gian cho trò chuyện và bàn luận.

Các nhà khoa học cho rằng, “việc nhai đi nhai lại” những vấn đề khó khăn sẽ dẫn đến cảm giác thường xuyên buồn chán, lo âu và tuyệt vọng. Chính vì đã mất rất nhiều thời gian để tranh luận về những khó khăn của mình nên các cô bé còn rất ít thời gian làm những việc có ích để lấy lại tinh thần.

Tác giả của công trình nghiên cứu Amanda Rod (ĐH tổng hợp Missuri, Califorlia, Mỹ) đã phát biểu: “Thật tốt nếu bạn có thể nói về những vấn đề của mình, tuy nhiên cần phải có sự điều độ và chừng mực”.

Mặc dù khi tranh luận những vấn đề của mình, các bé gái cảm thấy gần gũi hơn với bạn bè. Tuy nhiên, các bé gái này dễ bị trầm uất và âu sầu hơn nhiều so với những bé gái không thích kể về những khó khăn.

Một điều rất thú vị là các cậu bé thích kể các vấn đề của mình với bạn bè lại cho rằng tình bạn của họ ngày càng bền chặt hơn. Và khác với các bé gái, các cậu bé trai không xuất hiện những cảm xúc trầm uất, âu sầu như ở bé gái.

Khó có thể hiểu được đầy đủ nguyên nhân của sự khác biệt giữa hai giới. Nhưng theo các nhà tâm lý học thì các cô bé khác với các cậu bạn trai ở chỗ chúng luôn tiếp nhận mọi vấn đề từ trái tim và hướng trách nhiệm cá nhân đến những vấn đề đó.

Minh Anh (theo korrespondent)

Đọc thêm