Các địa phương tăng cường giám sát bệnh tay chân miệng

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh. Dự báo trong các tháng cuối năm 2011, tình hình mắc bệnh tay chân miệng còn diễn biến phức tạp cả về tính chất và quy mô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu các tỉnh, thành phố không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, triệt để.

Ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tới giám đốc Sở Y tế các địa phương. Nội dung Chỉ thị như sau: Trong 8 tháng năm 2011, cả nước đã ghi nhận 32.588 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 52 tỉnh, thành phố, trong đó có 81 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố. Đây là năm nước ta có số người mắc và tử vong vì bệnh này cao nhất từ trước tới nay.

shbd
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu...

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh. Dự báo trong các tháng cuối năm 2011, tình hình mắc bệnh tay chân miệng còn diễn biến phức tạp cả về tính chất và quy mô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu các tỉnh, thành phố không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, triệt để.

Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, xử lý ổ dịch triệt để, không để dịch lan rộng kéo dài; thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về diễn biến tình hình dịch bệnh và tham mưu công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi, vật dụng của trẻ trong các hộ gia đình, nhóm trẻ tập trung, nhà trẻ, mẫu giáo bằng nước xà phòng, hóa chất khử khuẩn thông thường hoặc Chloramin B.

Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chú trọng giữ gìn bàn tay sạch như thường xuyên rửa tay cho trẻ, người chăm sóc trẻ để người dân hiểu, tự giác và tích cực hưởng ứng, thực hiện vệ sinh phòng bệnh. Việc tuyên truyền phải đến được từng tổ dân phố, hộ gia đình trong cộng đồng.

Các cơ sở khám chữa bệnh cần chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị... để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân, đặc biệt chú trọng phân tuyến điều trị, bảo đảm thu dung, điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch lớn; thành lập đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân;

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế; chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho công tác điều trị, tăng cường các cơ sở điều trị trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

Cục Quản lý Môi trường y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và các công trình vệ sinh tại hộ gia đình, nơi công cộng; hướng dẫn các địa phương, đơn vị sử dụng an toàn, hiệu quả các loại hóa chất khử khuẩn nước, khử khuẩn bề mặt vật dụng, nền nhà và tiệt trùng tẩy uế chất thải.

A.B

Đọc thêm