Chỉ có 14 triệu dân trên toàn thế giới nhưng người Do Thái có đến 160 người đã giành giải Noel ở khắp các lĩnh vực, chiếm khoảng 1/5 số giải thưởng trên toàn thế giới. Trong 1,426 tỷ phú thế giới thì người Do Thái chiếm 11,6% (165 người).
Ở Mỹ, người Do Thái chỉ chiếm 2% tổng số dân nhưng có tới 48% tỷ phú Mỹ là người Do Thái. Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, là một trong những người Do Thái xuất chúng này.
Tại sao tỷ lệ thành đạt của người Do Thái lại cao đến vậy?
Bí quyết nằm ở cách dạy con đặc biệt của các gia đình người Do Thái.
|
Những đứa trẻ Do Thái đượcgây dựng niềm yêu sách và dạy cách đọc sách một cách khoa học từ khi còn rất nhỏ. |
Tặng con "tình yêu đống lửa"
Trong khi các dân tộc khác trú trọng vào chỉ số IQ (chỉ số thông minh) thì người Do Thái lại quan tâm đến chỉ số AQ (chỉ số vượt khó) và chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc).
Theo người Do Thái, thành công có công thức như sau: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. Rõ ràng ở công thức này, chỉ số thông minh chỉ là yếu tố phụ quyết định thành công của một đứa trẻ.
Để tăng chỉ số AQ và EQ cho trẻ, cha mẹ Do Thái thường không bao bọc con mà dành cho con “tình yêu đống lửa”. Tức là họ luôn tìm cách nhen nhóm, khích lệ để con phát huy khả năng chứ không phải cho con cảm giác bao bọc, che chở.
Ở trường học, trẻ cũng được dạy cách nhận diện khó khăn, thử thách và cách vượt qua chúng. Trẻ con nhà quý tộc thì càng phải rèn về chỉ số vượt khó.
Nghệ thuật đọc sách
Người Do Thái cực kỳ coi trọng việc đọc sách, đó cũng là lý do giúp họ trở thành một dân tộc thông thái. Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã được cha mẹ gây dựng tình yêu với sách và dạy cách đọc sách một cách nghiêm túc, đọc để hiểu và thấm nhuần tri thức chứ không phải đọc “chơi chơi”.
Một cuốn sách trẻ sẽ đọc đi đọc lại nhiều lần, và mỗi lần đọc cấp độ hiểu về cuốn sách sẽ tăng lên. Cụ thể, đọc lần 1 để hiểu nội dung; lần 2 đọc từng phần để nắm các ý chính; lần 3 đọc để hiểu rõ hơn nội dung; lần 4 đọc để rút ra những gì tinh túy nhất của cuốn sách; lần 5 đọc đi đọc lại nội dung cuốn sách để hiểu tổng thể nội dung.
|
Thay vì cho con tiền tiêu vặt, cha mẹ Do Thái tìm cách cho con tự kiếm tiền bằng sức lao động của con. |
Hỏi ngược lại con
Con trẻ thường rất tò mò và hay đặt câu hỏi cho người lớn, thay vì trả lời ngay các câu hỏi của con, cha mẹ Do Thái thường đặt các câu hỏi ngược lại để gợi ý cho con tự tìm ra câu trả lời. Cách này buộc trẻ phải động não, đồng thời cũng rèn cho trẻ tư duy phản biện rất tốt.
Dạy con kiếm tiền từ tuổi lên 5
Cha mẹ Do Thái dạy con tự lập từ khi còn rất nhỏ. 2-3 tuổi, đứa trẻ đã được dạy cách tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân như đánh răng, dọn dẹp phòng, cất đồ chơi. Trẻ cũng đã biết hỗ trợ cha mẹ gấp quần áo, và sắp xếp đồ đạc, bỏ quần áo bẩn vào máy giặt.
Lên 5 tuổi, trẻ bắt đầu được dạy cách sử dụng sức lao động để kiếm tiền. Thay vì cho con tiền tiêu vặt, cha mẹ sẽ giao cho con một số việc nhà có trả tiền.
Điều đáng lưu ý ở đây là cha mẹ phân biệt rất rạch ròi giữa những việc trẻ buộc phải làm để phục vụ bản thân, tức không được trả tiền như sắp xếp sách vở, gấp quần áo của bản thân…; và những việc làm nào sẽ được trả tiền như tưới cây, lau dọn nhà cửa…