Tạo nên từ tình yêu bất diệt
Công trình kiến trúc nằm ở thành phố Agra bang Uttar Predesh, cách thủ đô New Delhi 200 km về phía Nam. Agra vốn là thủ phủ của những hoàng đế Hồi giáo (Mughal) thống trị miền Bắc Ấn Độ từ thế kỷ XVI đến XIX. Triều đại của Mughal thịnh vượng nhất vào các đời hoàng đế Akbar, Jehangir, và Shah Jehan.
Được biết, hoàng hậu Mahal Mumtaz và nhà vua Shah Jehan kết hôn năm 1612. Trong 18 năm chung sống, họ có tới 14 mặt con. Người vợ yêu dù bận rộn với vai trò làm mẹ vẫn không quên cùng chồng đi chinh chiến, trở thành nhà cố vấn và hậu cần cần mẫn với Shah Jehan, khiến ông nặng lòng tình cảm. Mùa xuân năm 1631, tại Burhanpur, hoàng hậu Mumtaz lâm bệnh qua đời.
|
Trước khi chết, bà đã yêu cầu Hoàng đế Giahan hứa xây cho bà một lăng mộ xứng đáng với tình yêu của họ. Quá đau đớn trước sự ra đi của người vợ yêu quý, nhà vua bỏ ra gần 20 năm để theo dõi việc xây dựng Taj Mahal - lăng mộ đẹp và lãng mạn nhất trên trái đất- cho bà.
Xây dựng bằng vô vàn các loại đá quý
Lịch sử của Taj Mahal ghi lại rằng nó không được thiết kế bởi một người. Công trình đòi hỏi nhiều kỹ sư tài năng, sáng tạo, có đầu óc nghệ thuật, kỹ năng. Do vậy, con số 20.000 thợ thủ công và thợ thủ công - từ Ba Tư, Pháp, Iran, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ làm việc để tạo nên công trình tuyệt vời này cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tên tuổi của nhiều kỹ sư lại không được ghi lại.
|
Ngoài nhân công được tuyển chọn từ khắp các nước trên thế giới, 35 loại đá quý cùng các vật liệu đặc biệt ở những địa danh nổi tiếng cũng được thu thập. Người ta đã dùng cả nghìn con voi để vận chuyển các vật liệu xây dựng, từ đá cẩm thạch tận Rajasthan, ngọc thạch anh ở Punjab, ngọc bích và pha lê ở Trung Hoa, và nhiều đá quý khác từ Tây Tạng, Sri Lanka, Afghanistan và Arabia. Toàn bộ lăng tẩm vĩ đại được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, biểu tượng cho sự thanh khiết của hoàng hậu.
Đá cẩm thạch trắng mờ được mang từ Rajasthan, thạch nhũ từ Punjab, ngọc và tinh thể từ Trung Quốc. Màu ngọc lam là từ Tây Tạng và Lapis lazuli từ Afghanistan, trong khi saphia đến từ Sri Lanka và carnelia từ Arabia. Trong tất cả, 28 loại đá quý và bán quý được dát vào viên đá cẩm thạch trắng.
Đá cẩm thạch là nguyên liệu chủ yếu tạo dựng nên lăng mộ này. Không chỉ là biểu tượng cho sự trong trắng, thanh khiết của hoàng hậu, loại đá này còn mang tính thẩm mỹ vô cùng tuyệt vời bởi đá cẩm thạch trắng là loại đá như một tấm gương phản chiếu mọi khoảnh khắc thay đổi của thời gian.
|
Trước khi bình minh ló dạng, cả tòa lâu đài là màu xám ngọc trai, sau đó nó nhanh chóng biến hình thành màu hồng khi mặt trời mọc. Trong ánh nắng mặt trời giữa trưa, nó khoác trên mình là một màu trắng rực rỡ, tinh khôi và sau cùng lại chuyển thành màu vàng dưới ánh hoàng hôn đầy lãng mạn. Đặc biệt hơn cả là vào những đêm trăng sáng, Taj Mahal như một viên ngọc lấp lánh.
Phong cách thiết kế là sự tổ hợp của kiến trúc Ba Tư, Trung Á và Hồi giáo, gồm 5 khu: Darwaza (cổng chính), Bageecha (không gian vườn), Masjid (nhà thờ Hồi giáo), Naqqar Khana (nhà nghỉ) và Rauza (lăng Taj Mahal). Điểm nổi bật nhất là sàn nhà bằng đá cẩm thạch chia ô bàn cờ đen và trắng, 4 tháp cao (khoảng 40m) ở 4 góc và vòm tráng lệ ở trung tâm. Trong lăng được trang trí bằng nhiều tấm thảm khảm ngọc.
Có những đường viền được trạm khảm bằng 12 loại đá quý. Lăng cao xấp xỉ 80m vươn lên trên trời xanh như một viên ngọc quý. Trên lối đi có cổng tò vò được khắc những dòng kinh Côran, gây ấn tượng mạnh với du khách. Sự tinh xảo và lộng lẫy hiển hiện rõ ràng trong từng cột đá, cứ 3cm vuông được chạm khắc bằng 50 viên đá quý. Không chỉ tráng lệ, tòa nhà còn có thể chịu được động đất và lũ lụt mà các nhà bảo tồn ngày nay luôn tỏ thái độ ngạc nhiên trước sự vững trãi phi thường của nó.
|
Thật khó để tin rằng nội thất bên trong cũng quyến rũ như vẻ tuyệt đẹp bên ngoài, thậm chí bạn sẽ kinh ngạc đến khó tin khi tận mắt thấy các loại đá quý được chạm khắc nên các chi tiết nội thất mà chỉ có kỹ thuật siêu việt mới làm được, một số đoạn kinh Koran cũng được chọn để khắc trang trí lên các bức tường ở khu tưởng niệm, tất cả tạo nên một tổng nội thất mang hơi thở tôn giáo nhưng vô cùng lộng lẫy nhưng vẫn hài hòa với phong cách ngoại thất.
Nội thất bên trong lăng Taj Mahal đã vượt ra khỏi ranh giới của yếu tố trang trí truyền thống thước đó. Không hề cường điệu khi đánh giá mức độ tinh xảo của nội thất như một món trang sức đắt tiền.
Năm 1983, Taj Mahal được UNESCO chính thức công nhận là 1 trong 7 kỳ quan đương đại của thế giới, được xây dựng bằng năng lượng của một tình yêu vĩnh cửu, in dấu mãi mãi với thời gian. Thế nhưng ngay từ khi hoàn thành vào năm 1653, Taj Mahal đã trở thành kiệt tác kiến trúc của nhân loại cho đến tận bây giờ.