Câu chuyện “xử lý tiếng Việt”

Một trong những đề tài trong quá trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin – truyền thông năm 2020” (Đề án Tăng tốc công nghệ thông tin) đang thu hút được sự chú ý, đó là câu chuyện “Xử lý tiếng Việt”. Vấn đề “Làm thế nào để thừa nhận sự hiện diện của 4 ký tự F, J, W, Z trong tiếng Việt hiện đại” có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong xử lý chữ quốc ngữ, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, công nghệ dịch thuật, ngoại giao số…

Một trong những đề tài trong quá trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin – truyền thông năm 2020” (Đề án Tăng tốc công nghệ thông tin) đang thu hút được sự chú ý, đó là câu chuyện “Xử lý tiếng Việt”. Vấn đề “Làm thế nào để thừa nhận sự hiện diện của 4 ký tự F, J, W, Z trong tiếng Việt hiện đại” có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong xử lý chữ quốc ngữ, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, công nghệ dịch thuật, ngoại giao số…

Không chỉ nhận được sự quan tâm của ngành Công nghệ thông tin và ngành Ngôn ngữ học, câu chuyện cần thừa nhận F, J, W, Z trong tiếng Việt hiện đại không phải là câu chuyện nhỏ. Chính vì chưa có kết luận rõ ràng nên câu chuyện này đang đòi hỏi sự chung sức của các nhà khoa học của nhiều lĩnh vực.

Ảnh minh họa

Trước đây, việc xây dựng một tiêu chuẩn chính tả cho tiếng Việt trên môi trường công nghệ thông tin  đã từng được Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông đặt vấn đề, song không thể làm vì quá khó để đạt được sự nhất trí. Rồi những dư luận bùng lên hồi tháng 8/2011 mới đây khiến cho Bộ  Giáo dục – Đào tạo có lẽ người có ý định đề xuất cũng đành phải tạm quên nó đi.

Chính vì thế, khi Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật (VUSTA) quan tâm tới câu chuyện này, người ta đã hy vọng tổ chức của nguồn lực tổng hợp sẽ tìm ra được lời giải cho câu chuyện “xử lý tiếng Việt”. Theo TS Dương Kỳ Đức – Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, để có thể thực hiện nhiệm vụ “Xử lý tiếng Việt” thì ngoài các chuyên gia về công nghệ thông tin, ngôn ngữ học và dịch thuật thì còn phải có cả sự tham gia của các chuyên gia thuật ngữ chuyên ngành. Rõ ràng, đây là vấn đề của tất cả mọi lĩnh vực chuyên môn vì với bất cứ ngành khoa học nào cũng tất yếu phải xây dựng một bộ thuật ngữ chuyên ngành.

Trong quá trình soạn thảo Đề án Tăng tốc, Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) – cơ quan chịu trách nhiệm việc này từng thừa nhận quan điểm “CNTT không chỉ là ngành khoa học mũi nhọn của riêng nó mà mọi lĩnh vực khoa học khác đều cần đến CNTT để làm công cụ phát triển” của GS TSKH Đỗ Trung Tá – Phái viên CNTT của Thủ tướng Chính phủ rằng đây là quan điểm xuyên suốt của Đề án. Vì thế, để Đề án Tăng tốc có thể triển khai thành công thì tiểu nhiệm vụ “Xử lý tiếng Việt” phải sớm được cụ thể hoá. Không làm được việc đó thì có lẽ mọi nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT của mọi lĩnh vực sẽ khó thuận lợi để triển khai.

Hồng Vân

Đọc thêm