Chạnh lòng đời gái "đứng đường" nuôi thân lẫn “chồng hờ”

Người ta thường nói “không nghe ca-ve kể chuyện” vì đó là những “bài ca” muôn thủa để họ ngụy biện cho cái nghề tội lỗi của mình. Thế nhưng, với những cô gái đã “giải nghệ” mà chúng tôi có cơ hội tiếp cận lại trải lòng hết sức chân thành khiến ai nghe cũng phải chạnh lòng xót thương vì hậu quả hiện tại họ đang gánh chịu.

Người ta thường nói “không nghe ca-ve kể chuyện” vì đó là những “bài ca” muôn thủa để họ ngụy biện cho cái nghề tội lỗi của mình. Thế nhưng, với những cô gái đã “giải nghệ” mà chúng tôi có cơ hội tiếp cận lại trải lòng hết sức chân thành khiến ai nghe cũng phải chạnh lòng xót thương vì hậu quả hiện tại họ đang gánh chịu.

Gái đứng đường. Ảnh minh họa: MH
Gái đứng đường. Ảnh minh họa: MH

“Đứng đường” để nuôi cả thân lẫn bồ!

Thuyết phục mãi, chúng tôi mới có dịp tiếp xúc với chị Trần Thu Hoa ở quận 9 để tìm hiểu quá khứ đầy mặn chát của chị. Gia đình chị vốn ở Tiền Giang, đông chị em nên không có điều kiện học hành. Mới 14 tuổi, chị lên Sài Gòn làm thuê rồi nhanh chân theo những đứa trẻ bụi đời phiêu bạt.

Nhờ vóc người cao ráo, nước da  trắng nên chị đã lọt vào tầm ngắm của những gã làng chơi. 16 tuổi, chị bắt đầu tách khỏi nhóm bụi đời để làm tiếp viên trong quán karaoke. Lả lơi, xinh xắn, ăn nói có duyên và đặc biệt là sẵn sàng chiều khách nên Hoa đã trở thành mối ruột của nhiều vị khách .

Hơn 3 năm phục vụ trong các quán karaoke, Hoa đã trở thành mối ruột của vị khách tên Bình ở Thủ Đức. Sau nhiều lần “ăn bánh trả tiền”, Bình đã cảm mến Hoa và họ yêu nhau. Bình không nghề nghiệp lại nghiện hút nên Hoa làm được đồng nào đều bị Bình cuỗm sạch.

Làm tiếp viên vô cùng cực khổ, có tháng chỉ đủ tiền ăn uống và mua son phấn rẻ tiền. Có tháng không đóng được tiền nhà bị chủ nhà trọ xua đuổi. Từ chỗ mỗi đêm sau khi đi làm về, Hoa chỉ tranh thủ đi khách một lần rồi, thì từ đó Hoa lại “tăng ca” nhiều hơn, có khi là thâu đêm suốt sáng để có tiền mua thuốc cho Bình và trang trải cuộc sống.

Yêu nhau được khoảng sáu tháng thì Hoa cũng bị nghiện và có thai. Tiền làm không ra nên mỗi khi lên cơn Bình lại ra đường trộm cắp và cướp giật rồi bị bắt và đưa đi cai nghiện. Chán đời, Hoa đành đi phá thai và tiếp tục bán thân nuôi miệng. Năm 2006, Bình được trả về nhưng vẫn tái nghiện, vài năm sau thì chết vì căn bệnh AIDS.

Những ngày Bình đi trường cai, Hoa vẫn tiếp tục làm tiếp viên quán karaoke và nhanh chóng cặp với một anh chàng mới. Không hơn không kém với Bình, người tình mới của Hoa đã có hai đời vợ nhưng đều bị vợ bỏ vì thói trăng hoa và nghiện nặng.

Khó khăn chồng chất khó khăn khi mà Hoa đã phát hiện mình có thai với người tình mới 2 tháng, không đành bỏ con nên Hoa vẫn mang bụng bầu “đi làm”. Tiền mua thuốc cho cả hai ngày càng tăng lên, vậy là Hoa bỏ luôn quán karaoke để ra... đứng đường từ lúc trời chạng vạng tối để rồi Hoa bị hư thai.

Bao nhiêu tiền cũng không đủ, chán đời, Hoa đành đi mua bán chất ma túy và bị bắt. Năm 2010, sau gần 3 năm ở trại giam Hoa đã cắt được cơn và trở về, nhưng vì không nhà , không việc làm, Hoa lại lao vào con đường cũ. Dù biết mình bị HIV, nhưng vì phải tiếp tục sống nên cô xin làm nhân viên phục vụ quán nhậu và vẫn tiếp tục đi khách cho đến đầu 2011, khi căn bệnh AIDS giai đoạn cuối hoành hành thì cô mới nghỉ.

Sa chân do cái nghiệp?

Không chỉ có Hoa có kết cục buồn đau, mà Nguyễn Thị Thanh (ở quận Bình Tân, TP.HCM) cũng phải trả giá đắt. Vốn là gái vũ trường kiêm luôn việc đi khách để  nuôi thân, nuôi bồ. Hết thời xuân sắc trong vũ trường, cô trở thành gái bán hóa trôi dạt qua các tuyến đường. Bồ chị chết vì căn bệnh AIDS rồi chị cũng mang trong mình căn bệnh đó...

Gần 20 năm bán thân nuôi miệng, chị Thanh cho rằng: “Không ai muốn sinh ra lại đi làm cái nghề nhơ nhớp đó. Có khi muốn bỏ nhưng mà không thể nào bỏ được. Có người còn trẻ lắm, xinh lắm, nhưng ra đường có khi đứng cả buổi, cả tuần cũng không ai tới hỏi, trong khi có người già đến gần 50 tuổi rồi vẫn cứ đông khách. Đó là do cái nghiệp cả...” - Thanh biện minh.

Rất nhiều người giống chị Thanh đã  lý giải việc tại sao mình lại lâm vào con đường đó, vì hoàn cảnh đưa đẩy và đó là cái nghiệp?!

Ở góc độ quản lý và tuyên truyền, đã có người còn thẳng thắn nhìn nhận rằng, hiệu quả của việc gom các cô gái bán dâm đi giáo dục, phục hồi nhân phẩm cũng khó giải quyết được vấn đề bởi không lo việc làm được cho họ, trong khi họ cũng cần có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa để ở, nuôi con cái học hành... Chính vì vậy chỉ biết trông mong vào hiệu quả việc vận động, tuyên truyền mong sao họ sớm từ bỏ nghề đó mà thôi. Tuy nhiên điều đó hầu như là không tưởng.

Thế nên, trước đại dịch AIDS ngày càng lan rộng, một chính sách, biện pháp hợp lý để giúp đỡ và quản lý những đối tượng này tốt hơn luôn là điều mong ước.

Ngọc Quý - Phúc Thắng

Đọc thêm