"Chạy mướt mồ hôi" vì sử dụng nhiều tên

Trần Thị Nguyệt Duyễm – cái tên thoạt nhìn đã biết sai quy tắc chính tả tiếng Việt, thế nhưng  đấy vẫn là tên chính thức mà gia đình khai sinh cho cô. Hệ lụy là, qua nhiều cơ quan đăng ký các giấy tờ nhân thân khác nhau như Chứng minh nhân dân (CMND), hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn…, tên của cô bị cán bộ mặc sức chỉnh sửa dẫn đến bao rắc rối sau này.

Trần Thị Nguyệt Duyễm – cái tên thoạt nhìn đã biết sai quy tắc chính tả tiếng Việt, thế nhưng  đấy vẫn là tên chính thức mà gia đình khai sinh cho cô. Hệ lụy là, qua nhiều cơ quan đăng ký các giấy tờ nhân thân khác nhau  như Chứng minh nhân dân (CMND), hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn…, tên của cô bị cán bộ mặc sức chỉnh sửa dẫn đến bao rắc rối sau này.

Công dân làm thủ tục hộ tịch.

CMND, giấy chứng nhận kết hôn khác khai sinh, hộ khẩu

Giấy khai sinh hợp lệ đăng ký ngày 1/11/1980 tại UBND xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An ghi nhận tên chính thức do cha mẹ đặt cho cô là Trần Thị Nguyệt Duyễm – sinh ngày 26/9/1980. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký CMND, tên cô lại bị chỉnh sửa thành Trần Thị Ngọc Diễm.

Không lưu ý đến tên trong khai sinh và CMND có sự “bất nhất” nên khi đăng ký kết hôn và nhập hộ khẩu về nhà chồng ở xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, tên của cô đăng ký trong giấy chứng nhận kết hôn là Trần Thị Ngọc Diễm, còn hộ khẩu gia đình nhà chồng lại ghi nhận tên Trần Thị Nguyệt Duyễm vì căn cứ vào giấy chứng nhận chuyển hộ khẩu của Công an xã Long An nơi cô đăng ký hộ khẩu trước đây.

Các giấy tờ nhân thân không thống nhất nên cô đã phải mất nhiều công sức về Long An chỉnh sửa làm lại CMND đồng thời phải trở lại quê chồng chỉnh sửa giấy chứng nhận kết hôn để phù hợp với giấy khai sinh và hộ khẩu gia đình đang sử dụng.

Khó đăng ký kết hôn vì hai tên

Cuối tháng 2/2010, do nhu cầu nhập hộ khẩu gia đình về nhà chồng, chị Trần Thị Oanh ngụ tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến UBND xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp yêu cầu giải quyết đăng ký kết hôn với chồng ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Tuy nhiên, vụ việc đăng ký kết hôn của chị Oanh không được UBND xã giải quyết. Nguyên nhân do chị Oanh sử dụng hai tên, bao gồm tên chính là Trần Thị Oanh nhưng tên thường gọi là Trần Thị Kim Oanh. Chị được UBND xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xác nhận tình trạng hôn nhân ngày 18/11/2009 để đăng ký kết hôn với tên Trần Thị Oanh, trong khi CMND của chị lại tên là Trần Thị Kim Oanh.

Như vậy, chị có giấy khai sinh, hộ khẩu tên Trần Thị Oanh, tên thường gọi và CMND tên Trần Thị Kim Oanh.

Khi đến UBND xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đăng ký kết hôn, thủ tục phải có là xác nhận tình trạng hôn nhân và CMND của chị Oanh nhưng tên của chị không thống nhất dẫn đến việc đăng ký kết hôn của chị không được giải quyết. Mãi đến gần một tháng sau khi chị Oanh nhờ người thân ở quê đến UBND xã chỉnh sửa và xác nhận lại tình trạng hôn nhân của mình với tên Trần Thị Kim Oanh thì việc kết hôn của chị mới được giải quyết.

Hiện tượng một người sử dụng nhiều tên khác nhau không phải là hiếm do trong quá trình đăng ký, xác lập các giấy tờ nhân than, đương sự không chú ý dẫn đến họ và tên bất nhất nội dung với nhau gây khó khăn khi thực hiện việc đăng ký hay giao dịch dân sự. Do đó khi đăng ký các giấy tờ liên quan đến bản thân, người dân cần chú ý tránh những sai sót dẫn đến những hệ lụy về sau.

Các hồ sơ, giấy tờ phải phù hợp với giấy khai sinh

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

(Trích từ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch).

Nguyễn Thanh       

Đọc thêm