Không nên ngâm nấm trong nước quá lâu
Một trong những sai lầm mà nhiều người hay mắc phải khi chế biến nấm là rửa quá kỹ và ngâm nấm trong nước quá lâu. Điều này sẽ làm mất đi những dưỡng chất bên trong nấm. Trong đó, một trong những chất rất quan trọng sẽ bị mất đi khi ngâm nấm quá lâu trong nước là chất Ergosterol (được coi là tiền Vitamin D).
Bên cạnh đó, nấm sẽ hút rất nhiều nước và trở nên rất nhạt nhẽo sau khi nấu chín. Khi đó, các món ăn chế biến từ nấm cũng không ngon và không giàu chất dinh dưỡng như ban đầu. Thực ra, nấm thường được trồng ở môi trường rất sạch nên khi mua về bạn cũng không cần rửa quá kỹ. Chỉ cần rửa sơ qua với nước là có thể chế biến ngay.
Mẹo mua nấm ngon
Đối với nấm tươi
- Màu sắc phải tươi, không bị dập nát, mùi thơm tự nhiên. Không mua nấm mà chóp có nếp nhăn hay thâm đen. Mua loại nấm có lớp tơ mỏng bọc trên chóp nấm.
- Cuống nấm chắc chắn, màu sắc đồng đều. Nếu nấm đã nở thành lá thì các tia phải đều, đẹp và khô ráo.
- Nếu cắt đầu nấm có dịch trắng chảy ra cẩn thận nấm có độc tố.
Đối với nấm khô
- Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng.
Cách bảo quản nấm
Đối với nấm tươi
- Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Để bảo quản nấm tươi lâu mà không bị mất chất bạn nên cắt rễ, nhúng nấm vào nước sôi trong 1-2 phút rồi rửa lại nước lạnh.
- Cho nấm vào chậu, đổ ngập nước cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ bảo quản được 3-4 ngày.
Đối với nấm khô
- Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nilon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm 10 phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.
Đối với dạng khác
- Dạng cơ thể, như muối mặn (nấm rơm, nấm mỡ...) nấm được bảo quản ở độ muối 20–22 độ. Dạng đóng hộp, đã chế biến gần như thành phẩm và được cho vào bao bì kín, là các hộp thiếc, đóng kín lại. Dạng muối chua, nhiều loại nấm ở dạng này cũng có thể giữ được thời gian khá lâu.
Những sai lầm thường gặp khi chế biến nấm
Chế biến sai cách sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của nấm bị giảm sút, hơn nữa nó còn khiến chúng biến thành chất độc không ngờ gây hại, thậm chí là ảnh hưởng lớn tới tính mạng mà bạn không hề hay biết.
Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Thông thường nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm. Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ trở nên rất nhạt nhẽo sau khi nấu chín.
Bạn chỉ nên dội qua nước, thậm chí là không cần rửa nếu cơ sở bạn mua nấm là đảm bảo. Bạn chỉ cần cắt chân nấm, lau sạch bằng khăn ẩm hay bàn chải sạch để nấm giữ được mùi, vị tốt nhất.
Nấu nấm dưới nhiệt độ thấp
Khi nấu ở nhiệt độ thấp nấu sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa. Do đó, xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Nấu nấm bằng nồi nhôm
Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.
Cho quá nhiều dầu ăn
Nấm hút nước và các chất lỏng khác nên có thể bạn sẽ cho quá nhiều dầu ăn mà không có cảm giác là mình đang cho nhiều dầu.
Tuy nhiên, quá nhiều chất béo sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng từ nấm, gây đầy bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa , thậm chí còn có nguy cơ trào ngược dạ dày.
Không nấu chín hoàn toàn
Cần đun sôi nấm trong khoảng từ 5 đến 10 phút để đảm bảo nấm đã chín hoàn toàn, hợp vệ sinh và không gây hại cho cơ thể. Nếu các chất trong nấm chưa được chín kỹ hay các vi khuẩn chưa được diệt gọn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Một lưu ý nữa là nấm mang tính bổ âm nên khi dùng kèm không nên uống đồ lạnh như trà đá, café đá, hay các thức uống mang tính mát, hạ nhiệt... sẽ làm bạn bị đau bụng.
Bỏ nước ngâm nấm khô
Khi chế biến nấm khô, ta thường phải ngâm nấm đẻ chúng nở ra và tất nhiền chúng ta nghĩ rằng nước ngâm nấm khá bẩn và sẽ đổ đi.
Nước ngâm nấm chứa đầy dung dịch được tiết ra từ nấm, đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng đã theo nước ra khỏi nấm. Do đó, không nên bỏ nước ngâm nấm khô đi mà nên để lắng lại, chắt cặn đi và cho nước ngâm nấm vào nồi canh, hầm mùi vị sẽ ngon và thơm hơn.