Chỉ 30% doanh nghiệp XKLĐ hoạt động hiệu quả

Tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ( XKLĐ) cạnh tranh không lành mạnh, nâng chi phí trả cho đối tác để giành hợp đồng vẫn là một quan ngại lớn và cũng là "rào cản" không nhỏ trên bước đường "chuyên nghiệp hóa" của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vô cùng nhạy cảm này.

Tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ( XKLĐ) cạnh tranh không lành mạnh, nâng chi phí trả cho đối tác để giành hợp đồng vẫn là một quan ngại lớn và cũng là "rào cản" không nhỏ trên bước đường "chuyên nghiệp hóa" của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vô cùng nhạy cảm này.

a
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm lao động làm việc ở nước ngoài

Tại Đại hội Hiệp hội XKLĐ lần thứ 3 vừa diễn ra tại Hà Nội hôm 23.6, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân đã thẳng thắn nói rằng các doanh nghiệp XKLĐ phải chấn chỉnh và ngăn chặn ngay tình trạng canh tranh không lành mạnh.

Báo cáo của Hiệp hội cho thấy tình trạng này đang diễn ra thời gian qua và tương đối phổ biến. Các doanh nghiệp cũng thừa nhận rằng việc đối tác của họ được doanh nghiệp khác "chèo kéo" ký hợp đồng với phí môi giới cao hơn là điều rất thường xuyên. Và để "chống lại", DN không còn cách nào khác là phải nâng phí lên theo để cạnh tranh.

Do vậy phí môi giới một số thị trường hiếm đơn hàng mà điển hình là Đài Loan đã bị nâng lên rất cao, gây thiệt hại cho chính DN và người lao động. " Làm vậy là các DN tự "bắn vào chân nhau, đối tác biết điểm yếu này của DN Việt Nam nên tận dụng triệt để để kiếm lợi nhuận cao", giám đốc một đơn vị cho biết.

Bên cạnh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng DN được cấp phép hoạt động nhưng khoán trắng từ A đến Z cho Chi nhánh, Trung tâm, thậm chí cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam cũng là một hiện tượng đáng báo động.

Thống kê của Hiệp hội cho thấy trong số hơn 160 DN cóg iấy phép XKLĐ chỉ có 17 DN đưa được trên 1.000 lao động mỗi năm, khoảng 30 DN đưa được từ 500 đến dưới 1000 lao động/năm, 50 DN từ 300 đến dưới 500 lao động/ năm, 52 DN đưa dưới 100 lao động/năm. Có 13 DN đã bị thu hồi giấy phép do không triển khai các hoạt động XKLĐ hoặc do vi phạm bị thu hồi giấy phép.

Ông Nguyễn Lương Trào- Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ cho biết, trong thời gian tới để hoàn thành chỉ tiêu đưa 8,7 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài/ năm thì các DN XKLĐ phải nỗ lực đổi mới hoạt động, cơ cấu lại theo hướng chuyên nghiệp.

Hiệp hội và Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng chỉ tiêu đánhg iá chất lượng hoạt động của cácd oanh nghiệp, hướng tới định hướng đánhg iá, công bố chất lượng hoạt động của các DN, để người lao động có thể "chọn mặt gửi vàng"...

Thanh Lương

Đọc thêm