Chi 34 tỷ đồng cho đề án ghép tạng dù làm chủ kỹ thuật?

Việt Nam hiện làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng và trên đà phát triển, mở rộng lĩnh vực này. Điều đó thể hiện bằng việc UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Đề án phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người giai đoạn từ nay đến năm 2015 với tổng kinh phí đầu tư lên tới hơn 34 tỷ đồng. Có nên đầu tư quá dàn trải vào lĩnh vực này?.

[links()]Việt Nam hiện làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng và trên đà phát triển, mở rộng lĩnh vực này. Điều đó thể hiện bằng việc UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt Đề án phát triển kỹ thuật ghép bộ phận cơ thể người giai đoạn từ nay đến năm 2015 với tổng kinh phí đầu tư lên tới hơn 34 tỷ đồng. Có nên đầu tư quá dàn trải vào lĩnh vực này?.

Một ca ghép tạng ở BV Việt Đức
Một ca ghép tạng ở BV Việt Đức

Không cần thiết phải mở rộng cơ sở ghép

Theo nội dung của Đề án này, ngành y tế Hà Nội phải tập trung vào việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển ghép bộ phận cơ thể người, đảm bảo nguồn lực về cơ sở hạ tầng, cải tạo cơ sở hạ tầng trên cơ sở hiện có của bênh viện đa khoa Sanh Pôn để triển khai phương án ghép thận.

Việc Đề án trên ra đời khiến nhiều người dân Thủ đô khấp khởi mừng, tuy nhiên nó lại là băn khoăn của không ít bác sỹ, nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực này.

Theo nhận xét của một số bác sỹ chuyên khoa Bệnh viện (BV) Việt Đức – một trong những cơ sở đang đứng hàng đầu về số lượng ghép cũng như kỹ thuật ghép, việc đầu tư dàn trải việc ghép tạng là không cần thiết, mà nên tập trung vào những lĩnh vực điều trị khác.

Thực tế, chúng ta đã có quá nhiều  cơ sở thực hiện được việc ghép và ghép khá tốt như: BV Việt Đức; BV 103; BV Nhi TƯ… Hơn nữa, để triển khai được kỹ thuật này, Việt Đức đã phải xây dựng và chuẩn bị từ những năm 1960 (từ việc cử người ra nước ngoài học, cơ sở vật chất ra sao, chuẩn bị ghép như thế nào?…).

TS. BS. Hoàng Xuân Ba, Trung tâm Y tế Quốc tế Việt Xuân, BV Y học cổ truyền Bộ Công an cũng cho rằng, đừng nên coi ghép tạng là một thành tựu khoa học và cổ súy nó, mà nên tập trung vào hoạt động điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều.

BS Ba phân tích, tại sao chúng ta chỉ quan tâm đến việc phát triển, mở rộng các kỹ thuật mới, hiện đại và coi đó là thành tựu, mà không đề cập tới việc chi phí của nó ra sao, thời gian sống của bệnh nhân được ghép như thế nào, rồi tác dụng phụ của thuốc điều trị ra sao?.

Đơn cử, có trường hợp được ghép sau 15 ngày, 2 tháng đã chết, trong khi đó nếu được điều trị theo đúng phương pháp bệnh của họ có thể được chữa khỏi. Và để có được một trung tâm ghép hoàn thiện, chúng ta phải đổ không biết bao nhiêu tiền của và công sức vào đó. Cùng với đó là biết bao hệ lụy khác.

Ví dụ, nước Mỹ đã phải bỏ tù gần 500 BS vì những tội danh liên quan đến việc ghép tạng, trong đó, có trường hợp bệnh nhân chưa chết nhưng cố tình làm họ chết sớm để lấy tạng...

Nên tập trung vào việc tìm kiếm nguồn tạng

Cũng theo BS Hoàng Xuân Ba, cái mà chúng ta thiếu và yếu hiện nay là nguồn tạng, chứ không phải kỹ thuật ghép, nhân lực ghép và cơ sở ghép. Vì thế, chỉ nên tập trung vào một số cơ sở chuyên sâu, không cần mở rộng thêm nữa. Điều dưỡng trưởng Khoa mạch, BV Việt Đức cũng cho hay, hiện kỹ thuật ghép tạng đã trở thành thường quy tại BV và BV có thể ghép bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thực tế, bệnh nhân có nhu cầu ghép rất nhiều nhưng nguồn tạng không đáp ứng nên bệnh nhân vẫn phải chờ…

“Đầu tư, mở rộng các trung tâm ghép tạng thật sự không cần thiết. Tuy nhiên, xét về góc độ nào đó nếu các cơ sở có điều kiện đầu tư, mở rộng để có được nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, có thể thực hiện tốt được các ca ghép khó thì rất tốt. Sẽ càng tốt hơn nếu như các trung tâm tập trung vào việc giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức và vận động người dân tham gia hiến tạng.

Bởi thực tế hiện nay nguồn tạng để ghép đang rất khan hiếm, mà vấn đề truyền thông, vận động đăng ký hiến thì không hề dễ dàng chút nào”, TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế chia sẻ.

Muốn đẩy mạnh hoạt động truyền thông, vận động hiến tạng, TS. Huy Quang cho rằng, phải có hẳn một tổ chức đứng ra lo việc này, tương tự như tổ chức tuyên truyền, vận động hiến máu nhân đạo. Có như vậy, việc việc ghép tạng mới tiến hành hiệu quả và bền vững được.

Để hiến, lấy ghép tạng có hiệu quả, tránh tình trạng thương mại hóa trong lĩnh vực này, theo ông Quang, cần có sự hợp tác chặt chẽ từ phía các cơ quan lấy, ghép và người cho cũng như người được ghép, đây là nhân tố rất quan trọng. Cụ thể, trước khi tiến hành lấy và ghép tạng nên thẩm tra thật kỹ lưỡng các điều kiện y tế phù hợp cũng như lý do và những mối quan hệ xã hội của họ.

H. Long

Đọc thêm