Chỉ tiêu “tạo việc làm mới” vẫn còn nặng tính phong trào

Bộ LĐTBXH thừa nhận, chỉ tiêu “tạo việc làm mới” bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn như về phương thức tính toán, không phân biệt theo ngành nghề, giới tính, khu vực nông thôn/thành thị, không  đảm bảo tính so sánh quốc tế…

Bộ LĐTBXH thừa nhận, chỉ tiêu “tạo việc làm mới” bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn như về phương thức tính toán, không phân biệt theo ngành nghề, giới tính, khu vực nông thôn/thành thị, không  đảm bảo tính so sánh quốc tế…

[links()]Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, hàng năm có khoảng 1,5- 1,7 triệu lao động được tạo việc làm mới. Chỉ tiêu tạo việc làm mới Quốc hội giao cho ngành luôn được đánh giá là cơ bản hoàn thành.

Tuy nhiên, một khảo sát mới đây của Cục việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) lại cho thấy chỉ tiêu “tạo việc làm mới” bộc lộ nhiều hạn chế, không  đảm bảo tính so sánh quốc tế…

Đơn cử như ngành dệt may và da giày- những ngàng đang “ngốn” nhân công nhiều bậc nhất hàng năm.

Hiện cả nước có khoảng 2 triệu lao động làm việc trong ngành dệt may và khoảng 750.000 lao động làm trong ngành da giày. Với đặc thù “sử dụng nhân công giá rẻ” như một chiến lược cạnh tranh, lao động trong hai ngành này điều kiện lao động chưa tốt và tiền lương thấp, quan hệ lao động nhiều xáo trộn.

Để tránh xa "bẫy nhân công giá rẻ" Việt Nam đang cần một chiến lược đào tạo nghề có tính đột phá

Cũng bất cập không kém hai ngành da giày, dệt may, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cho hơn 70% lao động đang làm trong khu vực nông nghiệp cũng tỏ ra quá chậm so với thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó có nhiều chính sách lại đang kéo chậm sự chuyển dịch này.

Nghiên cứu về lao động và tiếp cận việc làm của chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy chương trình dạy nghề tại chỗ ở các làng nghề và đề án đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm bắt đầu thực hiện kể từ năm 2010 đặt ra mục tiêu đào tạo cho 400.000 lao động làm các nghề nông nghiệp mỗi năm về mục đích là nhắm tới bước đột phá cho khu vực nông thôn, nhưng thực tế lại người lao động “bị kẹt trong khu vực nông nghiệp nông thôn”, và về tổng thể sẽ tác động tiêu cực tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Đóng góp ý kiến cho Dự thảo đề án phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Bộ LĐ-TB&XH, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc ngành LĐTBXH cần “thực tế” hơn trước các chỉ tiêu. Cần có định hướng rõ ràng cho các lĩnh vực kinh tế sử dụng lao động để từ đó có kế hoạch nâng cấp trình độ đội ngũ lao động cho phù hợp với sự phát triển của ngành- nghề đó.

Bên cạnh đó, căn cứ vào chiến lược phát triển đất nước cần có chính sách rõ ràng để giúp một số lượng lớn lao động trong các ngành như dệt may, da giày ( là những ngành đang mất dần lợi thế cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ)dịch chuyển sang các ngành khác với chất lượng việc làm tốt hơn.

Về tổng thế, Đề án phát triển thị trường lao động Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu xoá bỏ sự phụ thuộc vào các ngành lao động giá rẻ và kỹ năng thấp, chú trọng các ngành thâm dụng vốn và công nghệ cao với mức lương và năng suất lao động cao hơn.

Để chuẩn bị cho mục tiêu trên cần có một chiến lược đào tạo, nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động có trọng điểm theo ngành.

 Tổng cục dạy nghề cho biết trong 5 năm tới Việt Nam sẽ gửi sang Malaysia đào tạo “chuẩn hóa” kỹ năng nghề cho khoảng 1 vạn giáo viên từ các trường CĐ nghề trong cả nước. Chương trình đột phá này có sự "vào cuộc" của Tổng cục dạy nghề và hai doanh nghiệp: Tập đoàn giáo dục Quốc tế SEG (Malaysia) và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC- Việt Nam).Tập đoàn SEG và Công ty AIC đã ký Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác đào tạo nghề với Tổng cục dạy nghề Việt Nam với mục tiêu đào tạo 1 vạn giáo viên đạt chuẩn cho Việt Nam trong thời gian 5 năm ( từ 2011-2015).
 

Quế Hà
 

Đọc thêm