Chọn ngày nào là 'Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam'?

(PLVN) -Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu để đề xuất chọn 1 ngày trong năm làm "Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam", qua đó tôn vinh người lao động; tăng cường tuyên truyền về vị trí, vai trò của người lao động, đào tạo nghề nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cần "Ngày kỹ năng lao động Việt Nam" để tăng cường tuyên truyền về đào tạo nghề (ảnh minh họa)
Cần "Ngày kỹ năng lao động Việt Nam" để tăng cường tuyên truyền về đào tạo nghề (ảnh minh họa)

Tại hội thảo “Đề xuất ngày Kỹ năng lao động Việt Nam” do Tổng cục GDNN tổ chức một số phương án đã được đưa ra để lựa chọn.

Cụ thể, phương án 1, lấy ngày 15/7 vốn là Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới. Việc chọn ngày 15/7 thể hiện sự cam kết, quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, đồng thời hưởng ứng phát động phong trào về phát triển kỹ năng nghề cho thanh niên của Liên Hợp Quốc và Tổ chức thi kỹ năng nghề thế giới. Điều này tạo cơ sở cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động về Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới với các quốc gia khác, bảo đảm yếu tố hội nhập quốc tế.

Phương án 2 chọn ngày 28/5. Đây là ngày Thủ tướng ký Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng xuất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Ở phương án 3 sẽ chọn ngày 5/6. Đây là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Chỉ từ đôi bàn tay trắng nhưng với trí tuệ, ý chí và kỹ năng lao động, Người đã vượt lên tất cả để hoàn thành sứ mệnh dân tộc. Ngày này là biểu tượng, tấm gương phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh gồm giá trị của kỹ năng lao động, là một giá trị cốt lõi góp phần tạo thành công của một vị lãnh tụ dân tộc. Ngày này gắn liền với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó giúp lan tỏa giá trị to lớn của kỹ năng lao động.

Đề xuất Danh mục nghề nghiệp Việt Nam gồm 5 cấp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam. Theo đó, dự thảo đề xuất Danh mục nghề nghiệp Việt Nam gồm 5 cấp.Cụ thể, danh mục nghề nghiệp Việt Nam gồm 5 cấp như sau: Cấp 1: Cấp độ kỹ năng. Cấp độ kỹ năng này thể hiện mức độ phức tạp trong việc thực hiện nhiệm vụ. Cấp 2 đến cấp 5: Lĩnh vực chuyên môn. Kỹ năng chuyên môn bao gồm lĩnh vực chuyên môn (tương ứng các nhóm ngành nghề đào tạo) mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra.

Đọc thêm