"Chóng mặt" với những cái chết trên trời rơi xuống

Tốc độ đô thị hóa ở các thành phố lớn của Việt Nam đang thay đổi một cách chóng mặt, với những toà nhà chọc trời mọc lên như nấ". Nhưng có không ít người đã phải đổi mạng khi "chinh phục" những tầm cao đó.

Tốc độ đô thị hóa ở các thành phố lớn của Việt Nam đang thay đổi một cách chóng mặt, với những toà nhà chọc trời mọc lên như nấ". Nhưng có không ít người đã phải đổi mạng khi "chinh phục" những tầm cao đó.

Máu sau những cao ốc

Một trong những biểu tượng đánh dấu cho thành tựu của đô thị hoá  là toà cao ốc Keangnam Ha Noi Landmark Tower. Cao ốc này là một khu phức hợp khách sạn văn phòng căn hộ trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng tại đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội bởi tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc.

 Keangnam Hanoi Landmark Tower  là toà nhà cao nhất Việt Nam đển thời điểm hiện tại và là công trình lấy đi 7 mạng người trong giai đoạn thi công . ( Ảnh: Wikipedia)
Keangnam Hanoi Landmark Tower là toà nhà cao nhất Việt Nam đển thời điểm hiện tại và là công trình lấy đi 7 mạng người trong giai đoạn thi công . ( Ảnh: Wikipedia)

Tòa nhà này được coi là phải “đổi” nhiều mạng nhất. Từ khi khởi công (8/2007) đến khi hoàn thành (3/2011) toà nhà này đã lấy đi 7 mạng người. Trong đó, có hai vụ tai nạn lao động liên tiếp vào ngày 21 và 22/7/2009 làm 4 công nhân tử vong. Thời điểm đó, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Bùi Văn Chiểu đánh giá, một công trình 4 người chết trong 2 ngày liên tiếp là "nghiêm trọng".

Cùng thời điểm xảy ra tai nạn lao động tại cao ốc Keangnam, ngày 27/09/2011 tại công trường xây dựng Trung tâm thương mại chợ Mơ (quận Hai Bà Trưng) cũng xảy ra vụ tai nạn làm 2 công nhân đang làm việc ở đây rơi xuống đất. Hậu quả khiến một người tử vong và một người bị thương nặng.  

Tiếp đó, là tòa nhà Nam Đô Complex ở 609 Trương Định, Hà Nội do Công ty Cổ phần đầu tư dầu khí Toàn Cầu làm chủ đầu tư, cao 28 tầng, 2 tầng hầm. Nhà thầu thi công là Công ty cổ phần VIMECO, Tổng Công ty cổ phần Vinaconex.

Đang trong giai đoạn thi công nhưng toà nhà này cũng đã lấy đi 2 mạng sống của công nhân do sập giàn giáo từ tầng 18.

Một công trình nữa cũng đang trong giai hoàn tất công trình, tòa nhà Mulberry ở khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông thuộc chủ đầu tư Capital Land Hoàng Thành, nhà thầu là một đơn vị của Trung Quốc cũng xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vào ngày (21/2/2012) làm 1 người chết và 4 người bị thương.

Mới đây nhất, một vụ tai nạn nghiêm trọng cũng đã xảy ra, và dư luận đang nghi ngại nó bị “chìm xuồng”, đó là vụ việc 3 thanh niên chết thảm ở Khu đô thị Đại Thanh ở Hà Đông đang xây dựng.

Không kém Hà Nội, TP HCM cũng là một trong những đô thị lớn có nhiều công trình hiện đại như cao ốc, khu liên hợp giải trí… và cho đến khi những công trình này hoàn tất thì đã xảy ra không ít vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.

Điển hình như vụ sập giàn giáo tại công trình cao ốc văn phòng và thương mại CR4-1 (30/12/2008), nằm trong khu Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM làm 15 nữ công nhân bị thương, một người tử vong tại chỗ. Tại hiện trường cho thấy giàn giáo đang thi công bị sập, kéo theo sàn bê tông tầng 5 mới đổ cùng tầng 4 bên dưới bị sụp đổ hoàn toàn. Diện tích bị vùi trong đống đổ nát là khoảng gần 1.000 m2.

Ngày 15/2/2012, người dân TP HCM lại được chứng kiến vụ sập giàn giáo xảy ra trong khu vực thi công thang máy tầng 7 tại công trường xây dựng chung cư Phú Đạt (số 48/5B Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) làm 2 công nhân chết và 1 công nhân khác trọng thương.

Tai nạn xây dựng tỷ lệ thuận với phát triển đô thị

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị và chưa hề có một toà nhà cao tầng nào được mang "mác" cao ốc. Nhưng chỉ sau sau hai thập kỷ, cả nước có khoảng 700 đô thị, 50 cao ốc đã đưa vào sử dụng, 27 cao ốc đang trong quá trình xây dựng, 21 dự án cao ốc khác tiến hành khởi công. Hầu hết các cao ốc này đều tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và có chiều cao trung bình hơn 100m.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta lại có những con số thương vong đang để suy ngẫm. Theo Báo cáo tổng kết 18 năm thi hành pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 1995-2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì tai nạn lao động có xu thế tăng nhanh từ 840 trường hợp năm 1995 lên 3.405 trường  hợp và lên 6.337 trường hợp năm 2007.

Toà nhà Hà Nội City Complex ( phố Liễu Giai - Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội) có chiều cao 170m. ( Ảnh: Wikipedia)
Toà nhà Hà Nội City Complex ( phố Liễu Giai - Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội) có chiều cao 170m. ( Ảnh: Wikipedia)

Tử vong do tai nạn lao động cũng tăng từ 264 trường hợp năm 1995 lên 461 trường hợp năm 2000 và lên tới 621 trường hợp năm 2007. Riêng năm 2011 đã xảy ra 5.896 vụ tai nạn lao động làm 6.154 người bị nạn, trong đó có 574 người chết.

Cũng theo thống kê thì ngành xảy ra nhiều nhiều tai nạn nghiêm trọng nhất trong những năm qua đó là ngành xây dựng, xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp. Nhìn chung tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm dựng thường chiếm khoảng 30% số vụ gây chết người và số nạn nhân tử vong.

Điển hình là năm 2005 có 171 người, năm 2006 có 170 người chết. Trong các năm 2000 - 2010, mỗi năm có khoảng 120 người. Riêng năm 2008 chỉ tính riêng vụ sập cầu Cần Thơ đã làm 53 người chết và 76 người bị thương, vụ việc này trở thành hồi chuông cảnh báo an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng.

Hầu hết nguyên nhân quan trọng dẫn đến TNLĐ là nhận thức của người sử dụng lao động về vai trò của công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động còn yếu kém. Nhiều doanh nghiệp, nhiều công trình xây dựng chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trong quá trình thi công.

Hà Nội, TP HCM khoác lên mình những chiếc áo mới ngày càng đẹp hơn, tiện ích hơn nhưng đằng sau đó là công sức lặng lẽ của bao con người đang ngày đêm chắp từng viên gạch, nối từng cây thép, trộn hàng tỉ khối bê tông để làm nên điều đó. Chỉ cần người sử dụng lao động và chính người lao động lơ là các biện pháp an toàn thì hoàn toàn phải trả những cái giá quá đắt.

Văn Hùng

Đọc thêm