Chú trọng chống thất thu, tăng cường xử lý nợ đọng thuế

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, đi đôi với việc tổ chức tăng thu ngân sách (NS), công tác quản lý (QL) thuế chống thất thu thuế của ngành thuế, cũng như việc  xử lý các khoản nợ đọng thuế tới đây sẽ được ngành thuế triển khai như thế nào?

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, đi đôi với việc tổ chức tăng thu ngân sách (NS), công tác quản lý (QL) thuế chống thất thu thuế của ngành thuế, cũng như việc  xử lý các khoản nợ đọng thuế tới đây sẽ được ngành thuế triển khai như thế nào?

Đồng bộ nhiều giải pháp

Ngày 01/3/2011, Tổng cục thuế (TCT) đã ban hành Quyết định số 217/QĐ-TCT giao chỉ tiêu cụ thể đối với các cục thuế về nhiệm vụ công tác thanh tra (TT), kiểm tra (KT) thuế tại DN năm 2011. Căn cứ về đối tượng TT, KT, TCT đã quy định, cục thuế quyết định kế hoạch và danh sách DN thuộc đối tượng TT, KT và phân bổ giao nhiệm vụ TT, KT thuế cụ thể cho từng phòng, Chi cục Thuế thực hiện.

Ông Bùi Văn Nam, Phó Tổng cục trưởng TCT cho biêt, để chống thất thu thuế, ngành thuế đã và đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ. Trước hết là tập trung lực lượng cho công tác TT, KT, huy động cán bộ có trình độ năng lực ở các đơn vị chức năng khác cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ TT, KT thuế. Tập trung thực hiện TT, KT các DN có dấu hiệu chuyển giá góp phần làm lành mạnh giá cả thị trường và chống thất thu thuế qua công tác chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Tăng cường TT, KT chống thất thu thuế vào các DN, cơ sở KD lỗ liên tục (từ 2 năm trở lên), DN lỗ nhưng vẫn mở rộng SX KD; DN có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu, DN có số hoàn thuế GTGT lớn, DN hưởng ưu đãi thuế.

Đối với các DN có vốn đầu tư lớn trên địa bàn, Cục Thuế báo cáo UBND tỉnh về kế hoạch TT, KT thuế và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện. Tổ chức KT thu kịp thời đối với những mặt hàng KD phát sinh lợi nhuận lớn do thu được từ việc sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trường như: thép, xi măng, KD dịch vụ,...

Đồng thời thu hồi kịp thời số tiền phát hiện qua TT, KT vào NS, phấn đấu số thuế truy thu thực nộp vào NS trong kỳ qua TT, KT thuế (trong phạm vi 90 ngày) đạt tối thiểu 80% số thuế phát hiện tăng thêm và xử lý vi phạm pháp luật thuế; Thực hiện thu kịp thời số tiền thuế truy thu theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, TT Chính phủ.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp với các ngành trong công tác điều tra, TT, giám sát hoạt động của DN để chống trốn thuế, gian lận thuế cũng được chú trọng như: phối hợp với CQ QL thị trường chống buôn lậu thuế, chống đầu cơ nâng giá thao túng thị trường và gây ra lạm phát; phối hợp với CQ công an để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp trốn thuế, các trường hợp vi phạm về hoá đơn chứng từ để chống thất thu NSNN.

Triệt để các khoản nợ thuế

Năm 2010, tỷ trọng nợ trên tổng số thực hiện thu NS đạt mức 5,5% nhiều địa phương có số nợ giảm so với thời điểm 31/12/2009 và thu được 65,7% nợ còn tồn đọng của năm 2009. Năm 2011, TCT đề ra mục tiêu tiếp tục giảm nợ so với năm 2010, tỷ trọng nợ trên tổng thu NS không vượt quá 4% tổ chức thu triệt để các khoản nợ thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân SX KD, phối hợp với CQ chức năng thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Ông Nam cũng cho biết, để đạt được mục tiêu nêu trên, ngành thuế sẽ tập trung triển khai những nhóm giải pháp trọng tâm như sau:

Thứ nhất,  kiến nghị sửa đổi bổ sung một số nội dung về gia hạn nộp thuế và các quy định để xử lý dứt điểm các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các đối tượng bỏ trốn, mất tích, các DN đã giải thể, phá sản nhưng không làm thủ tục giải thể phá sản đúng pháp luật, hộ KD đã ngưng nghỉ mà không còn đối tượng để thu nợ; Ban hành các quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong CQ thuế trong công tác QL nợ, đồng thời bổ sung những nội dung quy định về thủ tục, trách nhiệm của CQ thuế trong việc thực hiện đôn đốc thu nợ thuế; Kiến nghị ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về quy chế phối hợp giữa các ngành…

Thứ hai, tăng cường đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế (xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức cá nhân nộp thuế đầy đủ, tập trung toàn quốc, xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công tác QL nợ thuế, xây dựng phương pháp đánh giá phân loại các khoản nợ, xây dựng phương pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi các nhân tố bên ngoài tới số thuế nợ của người nợ thuế..)

Thứ ba, phát triển hệ thống CNTT, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, cho phép từng bước liên kết, tự động hoá hệ thống quy trình nghiệp vụ QL nợ thuế (nâng cấp, hoàn thiện các ứng dụng QL nợ, thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng ứng dụng CNTT trong công tác QL…)

Thứ tư, nâng cao hiệu quả QL nguồn nhân lực làm công tác QL nợ, (bố trí công chức QL theo hướng tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, thường xuyên có số nợ đọng pháp sinh kết hợp với tập trung QL nợ thuế đối với các DN lớn, phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cán bộ QL nợ thông qua việc ban hành và triển khai áp dụng Bản mô tả công việc đối với lĩnh vực QL nợ và cưỡng chế nợ thuế trong toàn ngành...).

Ka Ka

Đọc thêm