Chuyện đẫm nước mắt từ nhà dưỡng lão

Cuộc đời mẹ như một nốt nhạc buồn trong bản nhạc đời nghiệt ngã mà số phận đã an bài. Nhưng tiếc rằng, kẻ soạn ra bản nhạc buồn ấy lại chính là người con mà mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, rồi hy sinh cả đời nuôi khôn lớn.

Lắng nghe những câu chuyện, soi vào mỗi mảnh đời, mới thấy muôn đời “nước mắt chảy xuôi”, cha mẹ nuôi nấng, chăm lo cho con cái là lẽ thường tình. Nhưng, chuyện con cái thành đạt phụng dưỡng chu toàn để đấng sinh thành sống buổi xế chiều vui vẻ thì đôi khi lại là những nỗi niềm tràn ngập nước mắt...

Cuộc đời mẹ như một nốt nhạc buồn trong bản nhạc đời nghiệt ngã mà số phận đã an bài. Nhưng tiếc rằng, kẻ soạn ra bản nhạc buồn ấy lại chính là người con mà mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, rồi hy sinh cả đời nuôi khôn lớn.

Nằm trên giường bệnh nhớ con...
Nằm trên giường bệnh nhớ con...

Chỉ mong ngày chết được gặp con...

Trung tâm Bảo trợ Xã hội III (thôn Miêu Nha, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội) được thành lập từ năm 1992, tiền thân là Trung tâm Nuôi dưỡng người già cô đơn không nơi nương tựa. Trung tâm tiếp nhận phần lớn là những cụ già đơn thân, tàn tật, sống lang thang không nơi nương tựa khi đến tuổi xế chiều. Nhưng cũng có nhiều người phải vào đây sống nốt những ngày tháng cuối đời, dù họ còn đó người thân, con cháu vì họ không nhận được sự chăm sóc chu đáo mỗi khi trái gió trở trời trong vòng tay yêu thương của những kẻ hậu duệ.

Ở tuổi 85, cụ Trần Thị S. không còn nhớ rõ mình đã ở Trung tâm này được bao nhiêu năm. Cho đến tận hôm nay, trong trí nhớ của cụ vẫn hằn sâu về sự bạc đãi của người thân. Sự bất hiếu vô tâm của máu mủ ruột rà đã khiến cụ S. phải tha phương cầu thực. Trong khóe mắt ngầu đục của một người đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, những giọt nước mắt không thể trào ra, có thể do cụ đã khóc quá nhiều khi nghĩ đến những người ruột thịt.

Đôi mắt nhìn xa xăm, cụ S. tâm sự cho chúng tôi nghe những nỗi niềm mà nếu chúng tôi không gượng hỏi thì có lẽ cụ chỉ biết gửi trời xanh: “Giờ thì tôi ngấm lắm câu của người xưa “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”. Cả đời chắt chiu nuôi con, nuôi cháu khôn lớn thành người, đến khi về già bệnh tật, ông nhà tôi qua đời thì chúng hắt hủi tôi. Nếu như người dưng nước lã thì đã đành, đằng này lại là máu mủ thân tình nên thật đau đớn xót xa. Dù thế nào, tôi cũng cố gắng tìm gặp chúng một lần nữa để hỏi xem tại sao chúng lại đối xử với tôi như thế?”.

Cả cuộc đời cụ S. như một nốt nhạc buồn trong bản nhạc đời nghiệt ngã mà số phận đã an bài. Nhưng tiếc rằng, kẻ soạn ra bản nhạc buồn ấy lại chính là đứa con mà cụ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, rồi hy sinh cả đời nuôi nó khôn lớn. Cụ S. cười chua chát, nói với chúng tôi: “Ở trong này còn vui hơn ở nhà… con tôi, vì mọi người trong này sống rất tình cảm”. Nói thế chứ, nhiều đêm nằm ngủ cụ vẫn mơ thấy mình đang sống trong căn nhà cũ với con cháu. Tỉnh giấc, cụ lại khóc khi nghĩ “ngày mình ra đi không biết các con có về không?”

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc / Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?

Mẹ không trách gì con đâu

Nhiều người Hà Nội vẫn chưa quên hình ảnh cụ Vũ Thị H. xuất hiện trên truyền hình với những nếp nhăn dài cùng mái tóc đã điểm bạc nghẹn ngào tâm sự về sự nhẫn tâm của con gái ruột, kẻ đã ruồng bỏ, đuổi cụ ra đường để chiếm ngôi nhà. Không nơi nương tựa, cụ H. phải vào Trung tâm Bảo trợ xã hội III sống nốt đoạn đời ngắn ngủi còn lại.

Nhưng ít ai biết rằng, sau khi bức xúc phát biểu trên truyền hình về sự tàn nhẫn của con, sau này mỗi khi có ai đến hỏi thăm về chuyện cũ, cụ H. đều lắc đầu bảo thôi đừng nhắc nữa. Bác sĩ Trần Thị Hải kể lại rằng, có một lần cụ thổ lộ với chị: “Tôi ân hận lắm cô ạ. Dẫu nó có đối xử với tôi tệ bạc như thế nào chăng nữa thì nó cũng là con của mình rứt ruột đẻ đau. Ông bà mình bảo hùm dữ còn không nỡ ăn thịt con mà. Mình nói ra như vậy, tôi sợ nó không còn mặt mũi nào nhìn mọi người xung quanh nữa, tôi ân hận lắm”. Và cụ T. đã không bao giờ nhắc lại câu chuyện đau lòng này cho đến khi xuôi tay nhắm mắt.

Lúc sắp qua đời, cụ T. còn nắm chặt trong tay tấm ảnh đen trắng nhạt nhòa chụp hình cụ và cô con gái khi còn bé. Lời nói cuối cùng của cụ T. với các nhân viên là lời nhắn yêu thương dành cho đứa con bội bạc: “Mẹ thương con lắm, mẹ không trách gì con đâu”.

(còn tiếp)

Nói về những số phận bị con cái ruồng bỏ đẩy vào Trung tâm, ông Bùi Tiến Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội III tâm sự: “Tại Trung tâm, những cụ có hoàn cảnh giống cụ Trần Thị S. và cụ Vũ Thị H. không phải là hiếm nhưng chỉ có một số cụ dám công khai thừa nhận việc bị con ngược đãi. Còn các cụ khác chỉ biết lặng im, thậm chí nhiều cụ còn giấu biệt hoàn cảnh gia đình. Có lẽ các cụ không muốn nhắc lại những câu chuyện buồn đau của đời mình”.

Vân Sam

Đọc thêm