Chuyên gia pháp luật phân tích vụ cưỡng chế phá dỡ Công viên nước Thanh Hà

(PLVN) - Công viên nước Thanh Hà- một công trình hơn 3 héc ta trong Khu đô thị mới Thanh Hà đã bị cưỡng chế phá dỡ do UBND quận Hà Đông xác định chủ đầu tư đã xây dựng công viên khi chưa có giấy phép xây dựng. Các chuyên gia pháp luật nhận định thế nào về sự việc này?.
Chuyên gia pháp luật phân tích vụ cưỡng chế phá dỡ Công viên nước Thanh Hà

Trước hết xin được hỏi ông Đinh Xuân Thảo, theo ông pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định như thế nào về việc xử lý đối với các công trình xây dựng không phép và sai phép?

Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, quy định những loại công trình không phép, sai phép có thể chịu các hình thức xử lý theo điều 21 như cảnh cáo, phạt tiền tước quyền sử dụng giấy phép, khắc phục hậu quả, tịch thu phương tiện sai phạm.

Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo - Nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội
Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo - Nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, Nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội

- Trong quy định của pháp luật có sự phân biệt giữa “phá dỡ” và” “tháo dỡ” hay không và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật là phá dỡ hay tháo dỡ?

Đối với việc khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 28 và 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình vi phạm. Xin được hỏi ông, việc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật phải được hiểu như thế nào?

Ông Đinh Xuân Thảo: Đối với việc khắc phục hậu quả, Điều 28, khoản 1, điểm b, Luật xử lý vi phạm Hành chính quy định là buộc "tháo dỡ công trình vi phạm".

Điều 30 là buộc tháo dỡ phần công trình không phép hoặc sai phép. Tháo dỡ chỉ nói ở công trình vi phạm. Ở đây phải hiểu thế nào là công trình vi phạm, thế nào là tháo dỡ.

Trong quá trình xây dựng Luật Xử lý vi phạm Hành chính 2012, khi thảo luận, các ĐBQH thấy phải dùng từ "tháo dỡ" mới chính xác.

- Đối với việc khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 28 và 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình vi phạm. Xin được hỏi ông, việc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật phải được hiểu như thế nào?

 - Ông Đinh Xuân Thảo: Tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 quy định biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng có quy định cụ thể về vấn đề này.

Là người nghiên cứu lập pháp, theo tôi cần phải hiểu "tháo dỡ" hay "phá dỡ" đều là dỡ bỏ công trình để khôi phục hiện trạng ban đầu. 

Và phải hiểu "phá dỡ", "tháo dỡ" không phải là đập bỏ, phá hủy. 

Xử lý công trình theo cách đập bỏ, hủy hại tài sản thì không pháp luật nào cho phép. Phải bảo quản phương tiện, tang vật, tài sản kèm theo để xử lý theo quy định của pháp luật. Không được tiêu hủy, hủy hoại.

Như vậy, dù theo luật, nghị định, phá dỡ hay tháo dỡ thì cũng không được phép hủy hoại tài sản.

- Thanh tra TP Hà Nội đã có quyết định về việc thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình cưỡng chế xử lý tại Công viên nước Thanh Hà. Đây là phản ứng nhanh chóng của Tp Hà Nội trước những gì mà dư luận phản ứng việc UBND quận Hà Đông cưỡng chế Công viên nước Than Hà. Với tư cách một nhà báo, ông có bình luận gì về phản ứng của UBND Tp Hà Nội, thưa nhà báo Nguyễn Hòa Văn?

Nhà báo Nguyễn Hòa Văn: Thành phố Hà Nội đã phản ứng rất thỏa đáng. Công luận lên tiếng, người dân bức xúc. Đây là vụ việc hi hữu, mà lại điển hình. Thường thì người dân bức xúc trước các công trình xây trái phép, không phép, và rất hả hê khi tháy những công trình sai phạm bị tháo dỡ. Nhưng công trình này bị cho là trái phép, phải tháo dỡ, nhưng sao họ lại bức xúc?

Nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Giám đốc Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam.
 Nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Giám đốc Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam.

Tôi quan sát từ mạng xã hội, từ bình luận của độc giả các trang báo, thậm chí là tại các quán café, mọi người bàn luận rất sôi nổi, và tỏ ra rất khó hiểu, bức xúc với quyết định phá dỡ công viên Thanh Hà. 

Hà Nội đã tổ chức thanh tra như thế rất đúng đắn. 

Là nhà báo tôi thấy rất khó hiểu việc phá dỡ này. Như anh Nhưỡng có nói vấn đề không phải chỉ là pháp lý mà là đạo lý.

Đạo lý nào mà trước ngày tết nguyên đán, chủ đầu tư đã xin phép, đã trình bầy cần thời gian vì việc tháo dỡ cần có chuyên gia… mà lại tiến hành phá dỡ như vậy?

"Là một nhà báo, tôi thấy lòng dân bức xúc. Cái gì không hợp lòng dân là phải xem lại."

"Là một nhà báo, tôi thấy lòng dân bức xúc. Cái gì không hợp lòng dân là phải xem lại."

Dù quy định của pháp luật như thế nào, cũng không thể thực hiện bằng biện pháp phản cảm. 

Là một nhà báo, tôi thấy lòng dân bức xúc. Cái gì không hợp lòng dân là phải xem lại. 

Tôi đồng ý với việc phải xem lại trách nhiệm của người làm. Đây không phải là câu chuyện nhỏ.