Chuyển giao đồng bộ công nghệ tế bào gốc vào Việt Nam

Theo đó, lần đầu tiên, việc chuyển giao công nghệ tế bào gốc sẽ được thực hiện bài bản, đồng bộ, đúng pháp luật để ứng dụng trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, chữa các bệnh hiểm nghèo và phục vụ ngành thẩm mỹ đang nở rộ ở Việt Nam.

Hợp tác chuyển giao công nghệ lớn nhất trong lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam vừa được N- Biotek- công ty đứng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghệ tế bào gốc  ký kết với công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Theo đó, lần đầu tiên, việc chuyển giao công nghệ tế bào gốc sẽ được thực hiện bài bản, đồng bộ, đúng pháp luật để ứng dụng trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, chữa các bệnh hiểm nghèo và phục vụ ngành thẩm mỹ đang nở rộ ở Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC và
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC và ông Dayong Kim, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc N-Biotek ký kết hợp tác ngày 28.11.2012

   Ông Dayong Kim, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc N-Biotek cho biết: công nghệ tế bào gốc mở ra một hướng đi mới trong ngành y tế. “Công ty chúng tôi hiện đứng đầu Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghệ tế bào gốc. Công nghệ chữa bệnh, công nghệ thẩm mỹ sử dụng tế bào gốc của Công ty N-Biotek  đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc chữa những bệnh như tiểu đường, thoái hóa cột sống,bại liệt, ung thư, tim mạch, chống lão hóa, các dịch vụ làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ v.v.. Chúng tôi đã nhận được bằng khen của Tổng thống Hàn Quốc và nhiều giải thưởng của các Cơ quan Chính phủ Hàn Quốc và các nước”

 Với mong muốn đưa Việt Nam trở thành một nước hàng đầu khu vực về ứng dụng công nghệ tế bào gốc phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, làm đẹp của người dân,  N-Biotek  đã lựa chọn chuyển giao toàn bộ công nghệ tế bào gốc cho đơn vị duy nhất tại Việt Nam là Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC.

“Tôi vừa có 02 ngày ( từ 26-28/11) cùng với công ty AIC gặp gỡ và làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Huyết học và truyền máu Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai để tìm hiểu các quy định pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tế bào gốc cũng như thực trạng ứng dụng công nghệ này tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam. Tôi đánh giá cao sự nhiệt tình hợp tác của các cơ quan y tế của Việt Nam và có thể nói kết quả của sự hợp tác của chúng tôi với AIC trên nền tảng sự ủng hộ này sẽ rất khả quan”, ông Dayong Kim  khẳng định.

Đại diện công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC cho biết thêm, N-Biotek và AIC đã ký kết hợp tác ngày 28/11 vừa qua. Theo đó,hai bên sẽ nỗ lực tổ chức thực hiện các bước công việc từ tháng 12 năm 2012 để có thể đưa Trung tâm nuôi cấy tế bào gốc, chữa bệnh, thẩm mỹ bằng công nghệ tế bào gốc, ngân hàng lưu trữ tế bào gốc vào hoạt động vào năm 2013 tại Việt Nam .

 Có thể nói, đây là một tin vui lớn đối với ngành y tế Việt Nam.

Chia sẻ về nhu cầu ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân ở Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Quyết giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết: “Công nghệ tế bào gốc đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam các chuyên gia cũng đã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này. Sử dụng công nghệ tế bào gốc, có thể điều trị đặc biệt hiệu quả các bệnh như bệnh ung thư máu, các bệnh lý về tim mạch và các loại bệnh lý khác.Hy vọng, với sự đầu tư thích đáng của Công ty AIC và công nghệ của N- Biotek, Việt Nam sẽ có một Trung tâm ứng dụng công nghệ tế bào gốc hiện đại, phục vụ việc chữa các bệnh nan y và nhu cầu làm đẹp của cộng đồng”. 

Anh Phương

Ngành công nghệ nghiên cứu về tế bào gốc và các ứng dụng của nó nhằm phục vụ cho công tác chữa bệnh và các dịch vụ sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống. Công nghệ tế bào gốc tập trung vào tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu, nuôi cấy, nhân rộng các tế bào gốc, tác động và biệt hoá chúng thành những dòng tế bào khác nhau. Một đặc điểm cơ bản của tế bào gốc là nó không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào. Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não, tế bào da, v.v. Không giống như tế bào cơ, tế bào máu hay tế bào não – không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. 

Đọc thêm