Họa sỹ Lý Trực Dũng, người nổi tiếng với những bức biếm họa về đề tài giao thông từng nói: “Hình ảnh một người đàn ông vận chiếc áo comple nhưng phía dưới mặc quần đùi, đi guốc mộc là bức họa dễ hiểu nhất, phác thảo rõ nét nhất những điều khó tin nhưng đang diễn ra trên những con đường cao tốc Việt Nam".
[links()]Họa sỹ Lý Trực Dũng, người nổi tiếng với những bức biếm họa về đề tài giao thông nói về thực trạng giao thông Việt Nam hiện nay:
“Hình ảnh một người đàn ông vận chiếc áo comple nhưng phía dưới mặc quần đùi, đi guốc mộc là bức họa dễ hiểu nhất, phác thảo rõ nét nhất những điều khó tin nhưng đang diễn ra trên những con đường cao tốc Việt Nam.
Chuyện xe máy phóng lên đường cao tốc hay tai nạn trên đường cao tốc, tôi cho, không có gì là lạ. Vì sao?. Cả một “hệ thống” coi thường pháp luật giao thông đường bộ tồn tại lâu nay và có lẽ pháp luật bị vi phạm nhiều nhất không phải là hình hay dân sự mà là pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.
“Với những vi phạm diễn ra hằng ngày thì chuyện không có sự cố trên đường cao tốc mới là lạ… Tôi tạm tính, nếu 33 triệu người đi xe máy, thì ít nhất có khoảng 3,3 triệu cuốn Luật giao thông đường bộ được bán ra. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu cuốn đã được mua để đọc và học?” - Họa sỹ Lý Trực Dũng.
|
Trong số khoảng 33 triệu người tham gia giao thông bằng xe gắn máy thì có đến 80% trong số đó không có giấy phép lái xe, hoặc có nhưng… đi mua. Có nhiều trường hợp thi thực hành thật nhưng lý thuyết là nhờ người khác làm hộ, thậm chí đút tiền để được cho qua.
Mua bằng lái tức là chà đạp lên pháp luật giao thông đường bộ và hậu quả của nó ai cũng thấy, rất nhiều người không đọc được biển báo, đường cấm xe mô tô nhưng vẫn cứ trèo lên để đi hoặc không biết thế nào là vạch liền, vạch đứt, thậm chí lao cả vào đường một chiều cũng không biết.
Tôi từng sống ở nước Đức, tôi biết họ có cả cuốn hướng dẫn đi xe hai bánh cho người trước khi đi thi, trong đó họ dạy cách sử dụng phanh trước, phanh sau, đi xa phải mang gì, đi một mình hay chở thêm một người thì phải làm gì… Nếu không học thì không bao giờ có cơ hội lấy được bằng lái xe.
Ngoài những chuyện vừa nêu, “góp phần” vi phạm pháp luật giao thông đường bộ ở ta là sự tha hóa của một bộ phận Cảnh sát giao thông. Rồi chuyện cơ quan Đăng kiểm tiếp tay cho lưu hành những xe quá cũ, dẫn đến những vụ đứt phanh lao thẳng vào người đi đường hay nổ lốp khi đang lưu thông trên cao tốc. Có đường to, đường hiện đại rồi mà cơ quan chức năng như thế thì bao giờ giao thông mới thực sự hiện đại được?
Tôi có thể nói, tình trạng khập khiễng giữa tốc độ phát triển của kết cấu hạ tầng, ý thức của người tham gia giao thông và lực lượng thực thi luật lệ giao thông chẳng khác nào một người đàn ông diện chiếc áo comple, đeo cà vạt mà phía dưới thì lại vận quần đùi, đi guốc mộc.
Tôi nhớ có cảnh báo mỗi năm chúng ta thiệt hại cả tỷ USD vì tai nạn giao thông và trung bình mỗi ngày 30 người chết vì tai nạn giao thông. Đau đớn là những cái chết đo đó rơi đúng vào những người đang ở tuổi lao động, nên tổn thất rất lớn cho xã hội. Chúng ta nói quỹ đất dành cho giao thông phải chiếm trên 20% quỹ đất đô thị, nhưng Hà Nội mới chỉ có 6%, Sài Gòn 4%, - đó là sự đầu tư chưa tương xứng, chưa coi trọng giao thông, một yêu tố quan trong trong những vấn đề quốc kế dân sinh.
Với những vi phạm diễn ra rất hằng ngày như đã nói thì chuyện không có sự cố trên đường cao tốc mới là lạ. Thế nhưng, chúng ta thường đổ tội cho người dân, theo tôi không hoàn toàn đúng cả. Ý thức không phải từ trên trời rơi xuống mà phải được học, thậm chí phải cưỡng chế thì mới tạo ra ý thức.
Thử “test” (kiểm tra-PV) thế này: Nếu 33 triệu người tham gia giao thông bằng xe máy thì ít nhất cũng có khoảng 3,3 triệu cuốn luật giao thông đường bộ được bán ra nhưng thử hỏi có bao nhiêu cuốn đã được mua để học?. Việc này, Cảnh sát giao thông thử chốt chặn kiểm tra Luật Giao thông đối với người tham gia giao thông thì sẽ biết ngay họ hiểu đến đâu khi tham gia giao thông. Bởi vậy tôi cho rằng, cái thiết thực nhất phải học lúc này là luật giao thông đường bộ, nó không chỉ cho mình mà còn cho xã hội. Bên cạnh đó, chế tài phạt phải nghiêm minh.
Ở bên Đức, tôi từng chứng kiến một người đi xe máy vào lúc đêm khuya, vượt đèn đỏ, đã bị bấm lỗ vào bằng và “treo” lái tới 3 tháng, phải thi lại mới được cấp lại bằng. Mình nên bỏ thói quen hễ bị Công an phạt là móc điện thoại gọi cho một ai đó để được giải cứu.
PVBĐ