Có điểm sàn riêng cho trường tư?

 Năm 2013, Bộ GD-ĐT quyết định thay đổi cách xác định điểm sàn theo hướng đơn giản, dễ chấp nhận.  vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề xuất về việc đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.

 Năm 2013, Bộ GD-ĐT quyết định thay đổi cách xác định điểm sàn theo hướng đơn giản, dễ chấp nhận.  vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề xuất về việc đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay.

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng có thể có nhiều lý do nhưng lý do chính khiến phần lớn các trường ngoài công lập không tuyển được sinh viên là do nguồn tuyển sinh đã thực sự cạn kiệt. Nguyên nhân là do điểm sàn của Bộ GD-ĐT không hợp lý.

Hình minh họa
Hình minh họa

Trong nhiều năm tổng điểm 3 môn thi của phần lớn thí sinh chỉ rơi vào khoảng 7 - 8/30 (trong khi “điểm sàn” được Bộ chọn lại dao động từ 13 - 15).

Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, nếu lý giải điểm sàn là để đảm bảo chất lượng đồng đều của thí sinh trúng tuyển thì điểm sàn cần phải xây dựng riêng cho từng vùng. Còn nếu làm điểm sàn chung cho thí sinh cả nước thì mặc nhiên đã xem hệ thống giáo dục đại học cả nước như một trường đại học khổng lồ.

Cách làm đó dẫn tới hậu quả là làm cho các chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các vùng khó khăn khó đi vào cuộc sống.

Chia sẻ sau Hội nghị thi, tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho biết, hiện tại Bộ GD - ĐT đang bàn và lấy ý kiến các trường để đưa ra phương án tính điểm sàn của kỳ thi ĐH, CĐ 2013 trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng đầu vào nhưng cũng đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.

 Hiện có hai phương án được đưa ra. Phương án 1, điểm sàn sẽ là điểm trung bình của tất cả các thí sinh theo khối thi; phương án 2 điểm sàn sẽ lấy mức điểm mà nhiều thí sinh đạt được nhất.

Đại diện cho nhóm trường khu vực Nam Trung Bộ, ông Đoàn Quang Vinh, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng kiến nghị Bộ nên xác định điểm sàn theo từng khu vực và theo năng lực từng nhóm cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, theo ông Vinh, Bộ nên cân nhắc lại mức độ đề thi để điểm sàn đạt mức điểm trung bình là 15 điểm cho ba môn thay vì chỉ 13 điểm như các năm qua.

Nên có điểm sàn uyển chuyển hơn, tính đến yếu tố vùng miền cũng là đề xuất của ông Nguyễn Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Từng tham gia trong Hội đồng xác định điểm sàn của Bộ GD - ĐT, ông Đặng Kim Vui cho rằng, với mức chênh lệch như hiện nay cần có mức điểm sàn riêng với những trường “top” dưới hoặc theo từng khu vực.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, trong quy chế tuyển sinh đã có điểm ưu tiên khu vực. Điều này làm cho trên thực tế, các vùng khác nhau có mức điểm sàn khác nhau. Về vấn đề xác định điểm sàn, Thứ trưởng Ga thừa nhận tuy đã dựa trên nhiều thông số nhưng dường như chưa thật chắc chắn, cơ sở để xây dựng chưa vững vàng, thực tế không phát huy được tác dụng.

Với đề nghị bỏ điểm sàn của các trường ngoài công lập, thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga cho biết, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vẫn phải tuân thủ mức điểm sàn chung. Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa đề nghị xin được tuyển sinh riêng. Bộ đã yêu cầu các trường xây dựng phương án nếu khả thi thì sẽ cho phép tuyển sinh riêng. Khi đó, các trường ngoài công lập có thể có điểm sàn riêng.

Nguyệt Thương

Đọc thêm