Cơ quan Thi hành án phải “đeo bám”

 Theo báo cáo 6 tháng năm 2011 của Bộ Tư pháp, số vụ việc chuyển sang 6 tháng cuối năm còn gần 286.000 việc với số tiền lên tới gần 20.048 tỷ đồng. Án tồn luôn là bài toán nan giải với ngành Tư pháp, trong đó, đáng lưu ý có những nguyên nhân không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan…

Theo báo cáo 6 tháng năm 2011 của Bộ Tư pháp, số vụ việc chuyển sang 6 tháng cuối năm còn gần 286.000 việc với số tiền lên tới gần 20.048 tỷ đồng. Án tồn luôn là bài toán nan giải với ngành Tư pháp, trong đó đáng lưu ý có những nguyên nhân không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan…
Chuẩn bị cho một buổi thi hành án dân sự. Ảnh minh họa
Chuẩn bị cho một buổi thi hành án dân sự. Ảnh minh họa
Án tuyên không rõ vẫn còn nhiều

Trong số án tồn đọng nói trên, theo phân tích của Bộ Tư pháp, số có điều kiện thi hành là hơn 114.000 việc, chiếm 40,12% với số tiền hơn 6.917 tỷ đồng. Số còn lại chưa có điều kiện thi hành. Con số nói trên, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Hoàng Sỹ Thành thì “vẫn cao, dù kết quả 6 tháng đầu năm đạt tỷ lệ cao hơn so với cùng kỳ”.

Theo phân tích của Tổng cục THADS cho thấy: trong số án tồn có trên 78 ngàn việc là có điều kiện thi hành, cơ quan THA đang tổ chức thi hành nhưng chưa xong; gần 37 ngàn việc có thể có hoặc chưa có điều kiện được cơ quan THA tiếp nhận từ Tòa án hoặc nhận đơn yêu cầu tại thời điểm khóa sổ thống kê THA mà chưa làm thủ tục xác minh.

Bên cạnh đó, đáng chú ý là số việc hoãn THA còn rất lớn (83.547 việc) bao gồm: hoãn do người phải THA ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện nghĩa vụ; hoãn do người được THA đồng ý cho hoãn; hoãn do người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị không đủ chi phí cưỡng chế THA hoặc tài sản thuộc loại không được kê biên; hoãn do có tranh chấp về tài sản kê biên đang được tòa thụ lý; hoặc do yêu cầu của Tòa án, VKS để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Đặc biệt, theo thống kê, có tới gần 87.000 việc THA tồn đọng vì “lý do khác” trong đó bao gồm án tuyên không rõ, khó thi hành, không thống nhất giữa các ngành và các lý do khác…

Cần đeo bám và đôn đốc kịp thời

Nhằm giải quyết án tồn đọng, Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng Đề án xử lý việc THADS tồn đọng.

6 tháng đầu năm 2011, toàn ngành đã lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xét, miễn giảm THA đối với 5507 trường hợp, với số tiền 47 tỷ 395 triệu; đã thực hiện miễn giảm được 3403 việc, với số tiền gần 17 tỷ đồng, trong đó riêng số đã miễn THA theo Nghị quyết số 24 của Quốc hội là 1577 việc, với số tiền là hơn 1 tỷ 81 triệu đồng.

(Nguồn: Tổng cục THADS)

Một trong các giải pháp được ngành Tư pháp chú trọng là nhóm giải pháp về nghiệp vụ. Theo đó, mỗi nhóm việc là những giải pháp khác nhau. Riêng đối với việc chưa thi hành được do án tuyến không rõ, khó thi hành, Tổng Cục THADS chỉ rõ: các cơ quan THADS cần bám sát, đôn đốc, nhắc nhở để Tòa án có thẩm quyền giải thích, đính chính theo quy định của pháp luật tạo điều kiện để THA dứt điểm.

Đối với việc chưa thống nhất ý kiến giữa các ngành, lãnh đạo cơ quan THADS địa phương cần bám sát, chỉ đạo chấp hành viên tích cực rà soát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo THA các cấp hoặc chính quyền để tháo gỡ. Trường hợp cố tình cản trở hay lợi dụng sơ hở, vướng mắc để trì hoãn việc THA thì phải báo cáo cơ quan THA cấp trên có biên pháp giải quyết.

Đối với việc chưa thi hành được do tạm ngưng để giải quyết khiếu nại, Tổng cục THADS yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần tích cực giải quyết khiếu nại làm cơ sở cho việc tổ chức THA. Trong quá trình giải quyết khiếu nại cần chú ý chỉ có quyền ngưng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc xét thấy nếu tiếp tục tổ chức thi hành sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết khiếu nại và khắc phục hậu quả sau này.

Riêng với việc tạm đình chỉ THA và việc Tòa án, VKS yêu cầu hoãn, Tổng cục THADS lưu ý: số việc này chỉ thi hành khi đã có kết quả giải quyết việc phá sản hoặc khi có kết quả giải quyết của Tòa án, hoặc đã hết hạn hoãn mà cơ quan đã yêu cầu hoãn không không kháng nghị. Các cơ quan THA cần theo dõi sát để khi có kết quả thì tổ chức thi hành ngay.

P.V

Đọc thêm