- Năm nay có Lễ hội chùa Hương bắt đầu khai mạc vào mùng 6 tháng Giêng, các lễ giỗ tổ khai mạc ngày 12, 13 tháng Giêng cùng với rất nhiều những sự kiện lễ hội văn hóa đặc sắc. Để phục vụ nhu cầu đi đò rất lớn của nhân dân, Ban Tổ chức bố trí gần 4.400 chiếc với đầy đủ phao cứu sinh.
Toàn bộ phương tiện từ năm ngoái đã được sơn màu xanh để dễ nhận diện và hòa nhập với môi trường thiên nhiên. Gần 8.800 người lái đò là bà con ở khu vực xung quanh, hàng năm đều được tập huấn để có sự hiểu biết và chấp hành luật giao thông đường thủy.
- Chùa Hương có quy định giá vé cho mỗi khách đi đò qua suối Yến và đò nhỏ nhất chở đến 6 người. Nếu khách đi với số lượng ít hơn sẽ phải trả thêm. Do không nói rõ nên bị hiểu nhầm là “vòi vĩnh”. Bình thường, giá vé đi đò là 35.000 đồng/người, với đò nhỏ nhất chở 6 người là 210.000 đồng một chuyến.
Nhưng có những gia đình, cặp đôi chỉ thích đi 2 người hoặc thích đi trong phạm vi gia đình mình. Chẳng hạn nếu một chuyến đò chở 2 người, tính ra người lái đò chỉ được 70.000 đồng mà chờ nhiều tiếng đồng hồ như vậy thì thiệt thòi cho người ta quá! Đi đò cũng như taxi, nếu đông thì rẻ, ít người sẽ đắt. Những trường hợp 2-3 khách/chuyến thì vui lòng trả thêm cho người lái đò.
Ông Nguyễn Văn Hậu |
- Ban Tổ chức đã treo biển báo công khai giá vé tham quan thắng cảnh (50.000 đồng/người), tiền đò (35.000 đồng/người), vé cáp treo khứ hồi (140.000 đồng/người). Khách tham quan có thể dựa vào đó để biết mình có bị “chặt chém”, vòi tiền thêm không.
Ban Tổ chức còn lắp đặt cụm pano, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, quảng bá để du khách có được những thông tin cần thiết về khu di tích thắng cảnh và lễ hội. Mặt khác, chúng tôi tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống phát thanh để giúp việc quản lý và điều hành.
Còn về các dịch vụ ăn uống, mua sắm ở các quầy hàng, chúng tôi thường khuyến cáo khách thập phương hỏi giá trước khi mua hàng, tránh tình trạng bị “chặt chém”. Các hoạt động bói toán, bán thẻ, mê tín dị đoan, ăn xin ăn mày, đổi tiền lẻ chênh lệch giá, xe ôm, taxi đeo bám, bán hàng “chặt chém”, tranh giành, dẫn khách trốn lậu vé… chúng tôi sẽ kiểm soát và xử lý.
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng cung cấp số điện thoại đường dây nóng để nhận thông tin phản ánh từ du khách và nhanh chóng xử lý nghiêm.
Việc treo móc thịt động vật dọc đường vào chùa là khó khăn lớn nhất những năm trước đây. Tuy nhiên, từ năm 2015, tình trạng này đã được xử lý triệt để nên không gây bức xúc nữa. Mùa lễ hội Bính Thân, Ban Tổ chức tiếp tục cam kết không để diễn ra hiện tượng treo móc thịt các loại trong tủ, ngoài cửa hàng gây phản cảm, mất vệ sinh.
Các quầy hàng chế biến thực phẩm phải có tủ bảo quản thực phẩm. Ban Tổ chức đã tập huấn cho các chủ hàng kinh doanh về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ những quán có giấy chứng nhận của Trung tâm Y tế dự phòng huyện mới được hoạt động. Năm nay có 318 gian hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát trong khu vực danh thắng Chùa Hương. Chúng tôi đang rất tự tin để bước vào mùa lễ hội năm 2016.
Trẩy hội chùa Hương |
- Công an huyện Mỹ Đức phối hợp với các tổ công tác tổ chức phân luồng giao thông. Cụ thể tuyến đường từ nhà điều hành bến Yến đi đền Trình Ngũ Nhạc cấm ô tô, xe máy lưu thông; cấm xe công nông, xe lam hoạt động trên các tuyến đường bộ; xuồng, đò có máy động cơ không có giấy phép không được hoạt động trên các tuyến suối.
Ban Tổ chức có thể tạm dừng vận chuyển khách bằng cáp treo trong những ngày đông khách. Ngoài ra còn có 17 tổ tuần tra đảm bảo an ninh trật tự với sự hỗ trợ của Công an TP Hà Nội để xử lý những vụ việc mất an ninh trật tự có thể xảy ra.
- Tôi phải khẳng định rằng đây là nhà trọ của Công ty du lịch Hà Tây và Công ty thắng cảnh Hương Sơn trước năm 2000. Công trình sau đó xuống cấp và năm 2011 được kiến nghị tu sửa thành khu vực nhà khách - nơi nghỉ ngơi cho các vị sư, tăng ni…
Về những hiện vật lạ bị cho là xa rời kiến trúc truyền thống tại công trình này, chúng tôi có phương án chỉnh sửa một số linh vật. Hình đầu rồng - được cho là ống thoát nước ở một số vị trí lan can, mái sẽ được sửa thành hình cá chép, còn các tháp đá ở tiền sảnh sẽ được bỏ đi thay bằng các chậu cây…
- Chúng tôi không biết thông tin số tiền ấy từ đâu nhưng tôi khẳng định không có căn cứ. Năm 2015, chùa Hương chỉ đón 1,4 triệu du khách. Với mức chi tiêu bình quân 300 - 400 nghìn đồng mỗi người gồm: tiền đò, cáp treo, vé thắng cảnh và còn lại là chi phí ăn uống.
Trong tổng doanh thu khoảng 560 tỷ đồng nhân lên từ con số đó, chùa Hương chỉ thu khoảng 60 - 70 tỷ đồng từ tiền vé, số còn lại là chi phí cho các hoạt động khác là ăn uống, đi lại. Số tiền này bên cạnh việc trả lương cho hơn 400 nhân viên của khu di tích, còn lại sẽ được phục vụ vào công tác trùng tu, sửa chữa những công trình hư hỏng, xuống cấp.