Công chức sẽ “sống được bằng lương”trên 3 triệu đồng/ tháng?

Với mức lương tối thiểu là 3,15 triệu đồng/tháng/người đến năm 2016  mức lương trung bình của mỗi CBCC đạt 10 triệu đồng/tháng/người và cao nhất là 45triệu đồng/tháng/người. Chỉ có mức lương này mới đảm bảo cho CBCC sống được bằng lương ở mức trung bình khá trong xã hội. Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Định hướng cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013- 2020”diễn ra sáng nay, 26.12.

Với mức lương tối thiểu là 3,15 triệu đồng/tháng/người đến năm 2016  mức lương trung bình của mỗi CBCC đạt 10 triệu đồng/tháng/người và cao nhất là 45triệu đồng/tháng/người. Chỉ có mức lương này mới đảm bảo cho CBCC sống được bằng lương ở mức trung bình khá trong xã hội. Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Định hướng cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013- 2020”diễn ra sáng nay,  26.12.

Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ) Đoàn Cường cho biết đề án Cải cách về tiền lương đang cân nhắc hai nhóm tăng lương.

Theo đó, Tổng cục thống kê đề xuất 3 phương án lương: 2 triệu đồng/tháng/người – 1.680.000 đồng/tháng/người – 3.150.000 đồng/tháng/người.

Bộ LĐTB-XH đề xuất 2 phương án: Tiếp cận tương quan khu vực thị trường 1-3,2-15 (tương đương: 830.000 đồng- 2.656.000 đồng- 12.450.000 đồng). Và tiếp cận mức độ phức tạp lao động 1-3,5- 15 (tương đương: 830.000 đồng- 2.905.000 đồng- 12.450.000 đồng).

Công chức sẽ sống được bằng lương?

Về các chế độ phụ cấp, đề án đề xuất nên bãi bỏ hoặc giảm từ 70% xuống còn 30% chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với một số đối tượng để bảo đảm tương quan chung sau khi đã mở rộng quan hệ tiền lương. Với CBCC giữ chức danh lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã thì bổ sung chế độ thêm 3 mức: 3%, 10% và 15% mức lương hiện hưởng.

Những cải cách chính sách tiền lương trong Đề án của Bộ Nội vụ đưa ra nhằm tiến tới bảo đảm cho CBCC sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội, tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập của thị trường, tránh được hội chứng “tước đọat để bù đắp tiền lương” trong thực thi công vụ (tiêu cực, tham nhũng) và tăng dòng chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước ra khu vực thị trường vì lương CBCC quá thấp.

Nhận xét về các giải pháp và đề xuất của Đề án, TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho rằng để cải cách được tiền lương của CBCC phải làm rõ 6 vấn đề:phá vòng luẩn quẩn của những lần cải cách tiền lương trước đây: lương thấp không đủ sống nhưng thu nhập ngoài lương lại rất cao. Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế. Tiền lương thấp nhất của CBCC phải đủ sống và là nguồn thu nhập chính của họ. Trả tiền lương theo vị trí công việc và hiệu quả công tác và có chính sách thu hút và giữ nhân tài. Ngoài ra, cần tách tiền lương của lãnh đạo cấp cao từ Bộ trưởng và tương đương lên ra khỏi quan hệ tiền lương thấp nhất- trung bình- tối đa và tiến tới công bố tiền lương năm cho các chức danh này.

Các chuyên gia tại hội thảo cũng góp ý Bộ Nội vụ nhiều vấn đề như : thiết kế lại trên cơ sở điều chỉnh cơ bản hệ thống tiền lương theo hai hệ: hệ chuyên môn, nghiệp vụ: chuyên viên có 10 bậc và chuyên viên cao cấp là 3 bậc. Không nên áp dụng mức tiền  lương không gắn với kết quả sản xuất- kinh doanh như hiện nay (doanh nghiệp lỗ nhưng vẫn hưởng lương cao). Tiền lương khu vực sự nghiệp dịch vụ công cũng tách thành 2 phần: tiền lương chung và tiền thu nhập do kết quả của các dịch vụ gia tăng.  

Để làm được điều này, từ năm 2012 nhiều cơ quan cần tiến hành tổng rà soát, sắp xếp tinh giản tổ chức- biên chế nhà nước, giảm đầu tư công xuống còn 20% (hiện nay là 40%). Đồng thời đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm công chức theo cơ chế thi tuyển cạnh tranh và trả lương cao theo vị trí công chức.

Để có cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của CBCC, Đề án nêu rõ: cần nghiêm cấm (bãi bỏ) các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước dành cho CBCC như tiền bồi dưỡng họp, viết đề án, tiền thù lao báo cáo viên, tiền hỗ trợ ăn trưa. Đối với cơ sở khám chữa bệnh, từng bước đưa tiền lương, phụ cấp và các khoản chi thường xuyên vào giá dịch vụ y tế. Với giáo dục, chỉ thu học phí của học sinh các cơ sở mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông và miễn học phí của học sinh tiểu học…

Quế Hà

Đọc thêm