Cộng đồng mạng lên cơn sốt vì "cảnh sát bụng phệ"

Quy định mới của Công an Tp Hà Nội về việc các chiến sỹ cảnh sát giao thông Hà Nội "bụng phệ" không được ra đường và “gần dân” đang gây xôn xao dư luận.

[links()]Quy định mới của Công an Tp Hà Nội về việc các chiến sỹ cảnh sát giao thông Hà Nội "bụng phệ" không được ra đường và “gần dân” đang gây xôn xao dư luận.

bụng như thế nào được coi là bụng phệ (ảnh minh họa)
bụng như thế nào thì được coi là bụng phệ? (ảnh minh họa)

Nick name gaurung:Qui định ra cũng chẳng rõ ràng, "phệ" như nào là phệ đây, bụng vượt ngực có tính là phệ ko?

Bạn đọc Lê Thanh Hải: Tại sao lại cực đoan vậy?? Lấy tiêu chí gì để đánh giá bụng to hay không to, nghe có vẻ cảm tính lắm. Vấn đề chủ yếu cần quan tâm là thái độ, tinh thần làm việc và có đảm bảo đủ sức khỏe cho công việc hay không. Hy vọng CSGT sẽ dần lấy được thiện cảm của người tham gia giao thông.

Nick name huongnguyen: Vậy nếu những cảnh sát bụng to mà thân thiện trông oai phong thì thế nào?

Nguyễn Bảo Nam: Béo không phải là tội mà khiển trách với cấm đoán. Cái cần thiết và nhức nhối thì lại không làm.... Cái quan trọng là cái tâm bên trong kia ạ.

Hải Phong:lạ thật, toàn có chủ trương chính sách khác người. Ở các nước phương tây tôi nghĩ chắc không có nhiều cảnh sát giao thông bụng lại bé được. Thế mà họ vẫn làm bình thường mà không muốn nói làm tốt. Lại còn nói cảnh sát thấp bé, bụng bụ thiếu thiện cảm nữa chứ. Đầu vào được tuyển dụng chiều cao tử tế nếu thế thì phải bình đẳng chứ.

Bình Phan:Một văn bản đầy cảm tính, bất khả thi. Thứ nhất, tiêu chí nào để xác định bụng béo hay không? Thứ hai, làm thế nào để xác định hành vi ứng xử thô lỗ? Theo thiển ý của tôi, cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn về tác phong giao tiếp của cảnh sát giao thông. Phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ hai, phát hiện hành vi tiêu cực thì phải xử lý nghiêm. mà muốn bắt cảnh sát giao thông tiêu cực thì quá dễ. Lập một tổ đặc nhiệm chuyên đóng vai người vi phạm, sẽ phát hiện được hết. Vấn đề là có quyết tâm làm thật không mà thôi.

Tất cả các ý kiến trên chi là giải pháp tạm thời. Còn về lâu dài vẫn là ý thức của người dân là thượng tôn luật pháp. người tham gia giao thông khi đó ra đường họ sợ và chấp hành luật pháp, chứ không sợ ông cảnh sát giao thông như hiện nay.

Tôi ở Úc mấy năm chỉ nhìn thấy cảnh sát giao thông có vài lần mà người dân nào cũng chấp hành luật. Ở mình thì cứ ra đường là thấy vô số các loại cảnh sát. Tại sao lại thế nhỉ?

Nguyễn Trường:Cái gốc của nhân cách là cái tâm phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân. Cái tâm do giáo dục đạo đức cách mạng mà thành... đầy tớ trung thành hay không? Bụng phệ... không được ra đường tiếp sức với dân chỉ là giải pháp tình thế tạm thời. Về lâu dài, muốn có đội ngũ tốt thì phải thường xuyên giáo dục chính trị kết hợp với làm tốt công tác kỷ luật. Không đào tạo được đội ngũ tốt mà cứ trung thành với giải pháp trên thì chỉ một NGÀY sau khi được vào THẨM MỸ VIỆN: " BỤNG PHỆ, BỤNG TO... lại thành BỤNG NHỎ là thường". Rồi vẫn được ra đứng đường như ai.

Danh Chính:Tôi thấy chưa phù hợp lắm, có những người mập tự nhiên thì sao. vấn đề là giáo dục người cảnh sát nhân dân, nếu họ sống với người dân và họ hiểu được câu nói "Công bộc của dân". Đó là điều cần...

Thái Sơn ( Tổng hợp)

Đọc thêm