CTy TNHH HANSHIN E&C không thể chối bỏ trách nhiệm trước pháp luật

(PLO) - Trong công văn số: 218/VEC-VP Ngày 21/01/2016 do ông Phạm Hồng Quang – Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) gửi báo Pháp Luật Việt Nam đã lý giải:
“Gói thầu số 6 của dự án đi qua các huyện Cẩm Mỹ và xã Xuân Thạnh huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai với tổng chiều dài 17,183km”
Ngày 08/09/2010 VEC ký hợp đồng thi công với nhà thầu chính Công ty TNHH Hanshin E&C - Hàn Quốc.
Cũng tại công văn này, chủ đầu tư VEC cho rằng, nhà thầu chính Hanshin E&C không tiến hành khai thác đất cũng như mua bán đất với người dân địa phương tại khu vực dự án đi qua.
Điều chú ý là: “Nhà thầu chính Hanshin E&C tiến hành ký kết hợp đồng với các đơn vị và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam theo quy định của Pháp Luật cho việc thi công công tác đất cho gói thầu số 6 của dự án”.
“Trong quá trình thi công, các đơn vị thi công hiểu rõ và tuân thủ các quy định hiện hành về luật khoáng sản và các đội thi công tiến hành tận thu đất, cải tạo đất của người dân cũng như tiến hành thu mua đất của người dân và đang tiến hành trách nhiệm nộp thuế tài nguyên theo luật định”?
Vậy giám đốc điều hành dự án của chủ đầu tư (VEC) tại gói thầu số 6 đã hướng dẫn nhà thầu chính Hanshin E&C thực hiện đầy đủ Luật Pháp Việt Nam theo quyết định số: 87/2004/QĐ-TTg Ngày 15/05/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ: về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu Nước Ngoài tại Việt Nam.
Tại khoản 2 điều 3: Hoạt động của nhà thầu Nước Ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Pháp Luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Nhà thầu Hanshin E&C đã làm đúng chưa ?
Không thể chối bỏ trách nhiệm trước Pháp Luật.
Tại nghị định 48/2010/NĐ-CP Ngày 07/05/2010 Về hợp đồng trong hoạt động xây dựng:
Tại “mục b khoản 1 điều 46: Nhà thầu chính hoặc tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và sai sót của mình, các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện”
Khẳng định rằng “Nhà thầu chính Hanshin E&C tiến hành ký kết hợp đồng với các đơn vị và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam theo quy định của Pháp Luật cho việc thi công công tác đất cho gói thầu số 6 của dự án” là các nhà thầu phụ của nhà thầu chính Hanshin E&C vậy sai sót của họ, nhà thầu chính Hanshin E&C cũng phải chịu trách nhiệm theo luật định.
Không tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về luật khoáng sản: 
Câu hỏi đặt ra là ai chỉ đạo các đội thi công tiến hành tận thu “đất” khoáng sản .
Để soi xét sự đúng sai phải căn cứ vào Luật Khoáng Sản số: 60/2010/QH12 Ngày 17/11/2010:
Điều 67. Khai thác tận thu khoáng sản
Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Điều 68. Thời hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép.
Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền quy định tại các điểm b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 55 của Luật này và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 55 của Luật này.
Ảnh “tận thu” đất nông nghiệp sâu 7m-8m ở Mặt bằng đất nông nghiệp bị phá huỷ tại ấp 1, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai   
Sai phạm về cải tạo đất của người dân?
Căn cứ  Luật Đất Đai Số: 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 tại “Mục 2 - Đất Nông Nghiệp” thì việc trá hình núp bóng cải tạo đất nông nghiệp là vi phạm Pháp Luật, bằng chứng là Biên Bản Xử Phạt Hành Chính mà “Các đơn vị và các doanh nghiệp tư nhân” đã bị UBND huyện Cẩm Mỹ xử phạt hành chính.
UBND huyện Cẩm Mỹ ra Quyết định xử phạt hành chính về tình trạng khái thác khoáng sản trái phép. 
Vì thiếu trách nhiệm nhà thầu đã “móc ruột” đất nông nghiệp và điều nghiêm trọng đã xảy ra cách đây hơn 1 năm một đứa trẻ chết đuối ở khu vực này, mà đến nay vẫn chưa được xem xét để quy trách nhiệm hình sự.
Cũng như UBND xã Xuân Thạnh – Huyện Thống Nhất đã có văn bản đề nghị phục hồi các vị trí khai thác đất san lấp, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn 4 hộ dân có hố khai thác chưa khắc phục hiện trạng ban đầu.
Khối lượng đất nào là được thanh toán đúng luật? Những khối lượng đất khai thác mà được UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch cấp phép để phục vụ thi công cho đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây là Hợp Pháp. Còn các “mỏ” đào từ đất nông nghiệp hàng triệu m3 cần phải làm rõ tính đúng đắn của sự minh bạch về cự ly, nhất là có “bóc lột” người dân có đất nông nghiệp bị “khai thác” và đã “hoàn thổ” đúng quy định của Pháp Luật, đây là đòi hỏi chính đáng của công dân.
Kính đề nghị Thanh Tra Chính Phủ, UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT, Thanh Tra Bộ GTVT xem xét làm rõ.
Pháp Luật Việt Nam tiếp tục cập nhật thông tin.

Đọc thêm