Cựu hoàng Bảo Đại và những ngày xa hoa trên đất Pháp

Đi học ở Pháp từ nhỏ, có cha mẹ nuôi người Pháp, nói tiếng Pháp khi thiết triều, nên ông vua Việt cũng sớm tính chuyện mua nhà ở Pháp và đã mua tòa lâu đài Thorenc. Năm 1938, Bảo Đại đi Pháp để chữa trị cái chân “bị bắn ghen”, cũng là dịp ông thăm quan tòa lâu đài này và làm quen với việc ăn chơi, cờ bạc.

[links()]Đi học ở Pháp từ nhỏ, có cha mẹ nuôi người Pháp, nói tiếng Pháp khi thiết triều, nên ông vua Việt cũng sớm tính chuyện mua nhà ở Pháp và đã mua tòa lâu đài Thorenc. Năm 1938, Bảo Đại đi Pháp để chữa trị cái chân “bị bắn ghen”, cũng là dịp ông thăm quan tòa lâu đài này và làm quen với việc ăn chơi, cờ bạc.

Theo các nhà nghiên cứu nước ngoài, lâu đài Thorenc ở Cannes là một trong những toà nhà đẹp nhất ở bờ biển miền nam nước Pháp. Hàng xóm của Bảo Đại toàn là những ông hoàng bà chúa, trong đó, có hoàng tử xứ Galles nước Anh, các vua Thuỵ Điển, Đan Mạch, Xiêm. Nhưng những ông hoàng khác chỉ ở thuê trong thời gian nghỉ hè. Duy nhất Bảo Đại là chủ sở hữu dinh cơ toạ lạc ở lưng chừng Californie, một khu phố sang trọng ở Cannes.

"Mua đứt" lâu đài mà Hoàng gia nước giàu chỉ dám thuê

Toà nhà được một quý tộc Anh xây, trước đây thường được Maharadjah (hoàng tử) Ấn Độ Porbandar thuê ở. Người ở cuối cùng bán cho Bảo Đại là Neubauer một nhà buôn ô tô. Bảo Đại đã mua tòa nhà từ Việt Nam thông qua thư từ và các tổ chức dịch vụ trung gian.

Cựu Hoàng Bảo Đại và người tình.

Báo chí Pháp bình phẩm là: “Hơn là một lâu đài, phải gọi là cung điện mới đúng”. Tráng lệ, trang trí phong phú, ốp nhiều đá cẩm thạch từ đại sảnh đến phòng nhỏ nhất khiến nhiều nhà báo đến thăm lâu đài phải ngạc nhiên.

Trong phòng đèn chùm hình ốc biển bằng chất giả đá hoa treo tường chiếu sáng một kiệt tác của ngôi nhà là quầy rượu do hoạ sĩ Jean - Gabriel Domergues bài trí. Bảo Đại đã mua lại toàn bộ lâu đài, đồ đạc quầy rượu…, mà chính ông cũng không rõ tổng diện tích là bao nhiêu.

Bảo Đại chọn Cannes vì yêu thích thể thao, thích đi thuyền, một thú chơi riêng của vùng này. Cũng có thể có cả đánh bạc nữa. Sòng bạc Palm Beach ở chân đồi Californie, ông có thể đi bộ đến.

Những ván bài định mệnh

Trong mấy tuần ở Cannes, Bảo Đại bắt đầu hưởng một thú vui mới, thú vui đeo đẳng ông đam mê đến cuối đời. Theo mốt thời thượng, Palm Beach là sòng bạc mùa hè ở Cannes. Daniel Grandcléme đúc kết: “Những cái đầu từng mang vương miện chen chúc đến đây. Một tối mà có đến ba Hoàng đế và một chục hoàng tử góp mặt cùng nhau nốc sâm banh và lả lướt trên sàn nhảy rộng. Bảo Đại chỉ là cựu quốc vương giữa những người khác. Không có gì nổi bật nhưng duy nhất có ông là Quốc trưởng một nước đang có chiến tranh”.

Lần đầu tiên bước chân vào sòng bạc, đặt tiền chơi, Bảo Đại thắng ván đầu tiên đủ tiền tậu một chiếc Citroen 6 xi lanh, máy rất khỏe. Đây là lần đầu tiên ông bỏ tiền túi, tiền được bạc để mua sắm. Lần này chiếc xe này là của riêng ông, khác với phần lớn tài sản khác là quà biếu hay tiền của triều đình bỏ ra.

Canh bạc này có lẽ là canh bạc định mệnh đã làm Bảo Đại gắn đời mình với Cannes, đạt sự giàu có vương giả xa xỉ nhất ở đây, và cũng lụn bại ở đây.

Daniel Grandcléme cho rằng, gián tiếp và trực tiếp, người Pháp đã giúp ông trở lại cuộc sống sung túc. Các phe nhóm đảng phái “quốc gia” tâng bốc ông, tạo vốn chính trị hào nhoáng bên ngoài cho ông. Tháng 1/1948, ông đi gặp cao uỷ Pháp ở Genève. Tại sao ông lại chọn Thuỵ Sĩ, một nước trung lập truyền thống?. Genève là một địa điểm lý tưởng cho các cuộc mặc cả ngoại giao, giúp ông có được có một khoảng cách với những người đối thoại.

Nhưng còn một lý do khác để Bảo Đại chọn Genève làm nơi hội họp là kết hợp với vui chơi và mua sắm. Báo chí cánh tả một lần nữa đưa ra hình ảnh về ông như một kẻ trác táng ích kỷ. Đặc phái viên của tờ Combat (Chiến đấu) viết: “Những cuộc thương thuyết với ông Bollaert chẳng đi đến đâu, nhưng ông Bảo Đại cũng không bỏ lỡ dịp ở Genève để sắm thêm nhiều bộ cánh mới.

Lần này ông từ Cannes đến Genève trên một chiếc xe hơi đặc biệt, đó là chiếc Gordini, từ khi trở lại giàu có, ông tài trợ cho nhãn xe này. Chiếc xe có tốc độ nhanh, xài xăng pha octane với tỷ lệ cao, không bán ngoài thị trường tự do, nên phải lập riêng một hệ thống kho xăng dọc đường từ Cannes đến Genève”.

Daniel Grandcléme kể: “Tôi đã dự một bữa điểm tâm rất sang của ông. Tóc uốn, tay đút vào túi chiếc áo choàng màu nâu nhạt, ông sải bước bên cạnh bà hoàng rất trẻ đẹp, có phong thái rất Paris.”

Nhiều phụ nữ đến với ông. Đủ loại. Thường là những gái làng chơi chuyên nghiệp, hay vợ các gia nhân đầy tớ, những người tình quen thuộc trong đó có “thứ phi” Bùi Mộng Điệp, được ông tậu cho một biệt thự ở Antibes.

Ông có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Lý Lệ Hà, cô vũ nữ dốc hết những đồng bạc cuối cùng cho ông qua cơn khốn khó ở Hồng Kông đã bị bỏ rơi ở Pháp. Cuối cùng Lý Lệ Hà đã lấy một sĩ quan cao cấp của Pháp. Người ta xì xào về những cuộc phiêu lưu tình ái của ông.

Lucien Bodard kể lại: “Cựu hoàng mang về Việt Nam một cô nhân tình ở Cannes. Khi mọi người báo trước rằng cô ta sẽ lừa dối ông. Ông gạt đi: “Tôi biết thế, nhưng anh muốn gì, cô gái ấy có nụ hôn như một thiên thần. Cô ấy hành nghề của cô ấy. Nhưng chính tôi mới là một con điếm đích thực”.

Có ba đội máy bay, xe hơi, du thuyền sang, nhiều lâu đài cung điện

Trong lúc Pháp bị kiệt quệ vì chiến tranh, ngập đầu trong nợ nần với Mỹ, thì Bảo Đại có cả một phi đội máy bay riêng gồm những chiếc chuyên cơ sang trọng, một đội xe hơi đắt tiền, nhiều lâu đài ở khắp Việt Nam và Pháp. Daniel Grandcléme ghi nhận một số tài sản của Bảo Đại như sau: “Cựu hoàng có tất cả bốn máy bay DC-3, một máy bay B.24 sáu chỗ, một máy bay B.29 được chính cựu hoàng cho sửa lại, và một máy bay để thi nhào lộn”.

Bảo Đại còn có 2 du thuyền loại sang trọng. Tháng 6/1949, tờ Le Soir (Buổi chiều) tiết lộ: “Thủ tướng Queuille tặng quốc trưởng Bảo Đại một du thuyền giá một trăm triệu franc. Người dân đóng thuế ở Pháp chắc sẽ sung sướng thấy rằng tình hình tài chính nước nhà không đến nỗi bi đát nên chính phủ mới ăn tiêu rộng rãi như thế.

Năm 1954, Bảo Đại và đoàn tùy tùng đi Pháp bằng một chiếc chuyên cơ Liberator có phòng ăn, phòng ngủ sang trọng. Lâu đài Thorenc từ một biệt thự bình thường trở thành dinh chính phủ, 6 tháng hội họp một lần. Một cơ hội làm ăn béo bở của các khách sạn lớn nhờ có vũ hội của các nhân vật quan trọng, các bộ trưởng, các quan chức của chính phủ Bảo Đại từ khắp nơi đến Cannes để yết kiến Quốc trưởng. Trong toà nhà bằng đá cẩm thạch, chung quanh Bảo Đại khoảng hai chục người cộng tác: Tổng lý văn phòng, thư ký, cố vấn, sĩ quan hầu cận, lái xe.

Những năm đó Cannes là thành phố đứng đầu nước Pháp về sòng bạc. Bảo Đại tự tay lái những chiếc xe limousine lộng lẫy dừng trước thềm các sới bạc. Ông là con bạc khát nước ham đánh to, thua đậm mà nổi tiếng nhất là lần đánh bạc với ông trùm điện ảnh Mỹ Jack Warner.

Lần này Bảo Đại thua, mà thua đậm: Ba trăm năm mươi triệu franc. Sáng hôm sau các báo, ít nhất là các báo vùng Cannes đều đưa tin canh bạc này với những hàng tít lớn.

Bảo Đại là một trong những tay cự phú mà dân chơi đều quen mặt. Đã thành mốt. Những buổi dạ hội nối tiếp nhau, y phục lấp lánh trang kim. Gái đẹp nô nức. Tiền lại chảy vào các vụ làm ăn. Kể cả việc buôn bán tiền Đông Dương.

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm