Đại Yên nhọc nhằn gìn giữ truyền thống đan lát lâu đời

(PLO) - Cuối con đường làng quanh co là đến làng đan lát Đại Yên, thôn Đại Yên, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh. Cũng giống như làng hương Báo Ân hay làng chổi Hà Ân, người dân ở đây vẫn luôn tiếp tục gìn giữ và phát triển nghề đan lát truyền thống.
Đại Yên nhọc nhằn gìn giữ truyền thống đan lát lâu đời
Do giá bán sản phẩm không cao nên số người giữ nghề ở Đại Yên ngày càng giảm. Những năm gần đây, thanh niên địa phương đổ xô đi làm công nhân, đi xuất khẩu lao động hoặc làm những nghề thu nhập tốt hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm đan lát thủ công đang chịu sự cạnh lớn từ các sản phẩm nhựa, nhôm, inox… tiện dụng nên người làm nghề và "đầu ra" cho hàng đan lát Đại Yên càng thu hẹp.

Với những người đang "giữ nghề" đan lát ở Đại Yên, ngoài việc tận dụng thời gian nông nhàn để kiếm thêm nguồn thu nhập thì đây là niềm vui, là điều tốt đẹp cần phát huy. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều làng nghề truyền thống khác ở Việt Nam, việc bảo tồn nghề đan lát là điều đáng trăn trở vô cùng...

Làng nghề đan lát có từ lâu đời, đã trở thành nét đẹp truyền thống của thôn Đại Yên. Trước đây, nghề đan lát Đại Yên phát triển rất mạnh mẽ, đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của thôn, đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính của các gia đình. Hiện nay, số lượng các hộ dân vẫn duy trì nghề trở nên ít hơn. Điều đặc biệt đa số những người còn giữ nghề mang họ Ngô.
Làng nghề đan lát có từ lâu đời, đã trở thành nét đẹp truyền thống của thôn Đại Yên. Trước đây, nghề đan lát Đại Yên phát triển rất mạnh mẽ, đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của thôn, đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính của các gia đình. Hiện nay, số lượng các hộ dân vẫn duy trì nghề trở nên ít hơn. Điều đặc biệt đa số những người còn giữ nghề mang họ Ngô.
Sản phẩm ra đời phải trải qua nhiều công đoạn và mất rất nhiều thời gian. Quy trình đan lát gồm các bước như: chặt tre nứa; cưa đoạn; chẻ đan, tước mịn, đan sản phẩm… Một ngày, sản phẩm được làm ra số lượng thế nào phụ thuộc theo mức độ phức tạp của chính nó và tay nghề lâu năm của thợ.
Sản phẩm ra đời phải trải qua nhiều công đoạn và mất rất nhiều thời gian. Quy trình đan lát gồm các bước như: chặt tre nứa; cưa đoạn; chẻ đan, tước mịn, đan sản phẩm… Một ngày, sản phẩm được làm ra số lượng thế nào phụ thuộc theo mức độ phức tạp của chính nó và tay nghề lâu năm của thợ.
Ở làng nghề đan lát Đại Yên, mỗi một sản phẩm được hoàn thành chứa đựng sự tỉ mỉ, chăm chút cao độ của người dân. Người mới vào nghề sẽ thường xuyên bị thương trong công đoạn chặt, cưa đoạn tre, nứa, phải tiếp xúc với dao sắc nhiều. Ông Ngô Đức Thanh chia sẻ: “Sản phẩm có đẹp, tốt hay không không phải chỉ cần có kĩ thuật mà còn phải cẩn thận từng bước một, từng khâu, từng giai đoạn...”
Ở làng nghề đan lát Đại Yên, mỗi một sản phẩm được hoàn thành chứa đựng sự tỉ mỉ, chăm chút cao độ của người dân. Người mới vào nghề sẽ thường xuyên bị thương trong công đoạn chặt, cưa đoạn tre, nứa, phải tiếp xúc với dao sắc nhiều. Ông Ngô Đức Thanh chia sẻ: “Sản phẩm có đẹp, tốt hay không không phải chỉ cần có kĩ thuật mà còn phải cẩn thận từng bước một, từng khâu, từng giai đoạn...”
Thúng, nong, nia, rổ, rá,… được bán với giá dao động từ 25 – 30 nghìn đồng/sản phẩm. Nơm bắt cá là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, bán chạy và đặt với số lượng lớn bởi chất lượng tốt, bền, đẹp
Thúng, nong, nia, rổ, rá,… được bán với giá dao động từ 25 – 30 nghìn đồng/sản phẩm. Nơm bắt cá là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng, bán chạy và đặt với số lượng lớn bởi chất lượng tốt, bền, đẹp

Đọc thêm