Ám ảnh con sông kín rác thải ở Khoái Châu, Hưng Yên

Nhìn lượng rác thải lớn kinh hoàng trôi nổi, ngổn ngang khắp bề mặt con sông chảy dọc theo đường 204 của huyện Khoái Châu (Hưng Yên), ít ai có thể nghĩ rằng con sông này từng là nơi trẻ tắm, người nông dân ngồi rửa mặt, nghỉ ngơi cuối ngày lao động vất vả.        
Nước sông đen kịt, rác nổi kín mặt sông.

Nước sông đen kịt, rác nổi kín mặt sông.

Dòng sông luẩn quẩn “xả rác- vớt rác-xả rác…”

Chạy dọc đường 204, con sông chảy qua địa bàn các xã Liên Khê, Bình Kiều, Phùng Hưng, Đại Hưng..., thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên là hệ thống cung cấp nước, tiêu nước phục vụ việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trong huyện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ do những hộ dân của các xã đổ xuống đã khiến con sông này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhiều khúc sông rác thải kéo dài hàng trăm mét.
Nhiều khúc sông rác thải kéo dài hàng trăm mét.

Người ta sẽ phải sốc khi tận mắt chứng kiến đủ loại rác thải giăng kín mặt sông: Từ chai lọ, vòng hoa đưa đám, khung ảnh cưới, các bao tải chứa rác… cho đến cả xác động vật. Những bao thuốc trừ sâu sau khi sử dụng bị người dân "tiện tay" ném vỏ thẳng xuống sông.

Không khí, nguồn nước ở các vùng quê vốn nổi tiếng bởi sự trong lành đã bị hủy hoại bởiì ý thức kém của một bộ phận người dân sinh sống và lao động ven sông.

Người dân địa phương cho biết, Ban quản lý thủy lợi của huyện cũng thường xuyên tổ chức đội vớt rác trên sông. Tuy nhiên, do lượng rác thải quá nhiều nên công việc này trở nên hết sức khó khăn. "Thêm vào đó, việc lựa chọn phương pháp phun thuốc diệt cỏ để diệt bèo trên sông không những không làm giảm lượng bèo mà còn vô tình “đầu độc” con sông cũng như các sinh vật một lần nữa", một người dân phản ánh.

Rác thải sau khi vớt lên từ sông không được đưa đến các điểm tập kết rác mà bị quăng thành dải dài một bên bờ.
Rác thải sau khi vớt lên từ sông không được đưa đến các điểm tập kết rác mà bị quăng thành dải dài một bên bờ.
Những khúc sông đã được các đội vớt rác "làm vệ sinh" nhưng vẫn “loang lổ” rác.
Những khúc sông đã được các đội vớt rác "làm vệ sinh" nhưng vẫn “loang lổ” rác.

Có bãi rác tập trung, người dân vẫn vô tư xả bừa bãi

Hệ thống sông được hoàn thiện để phục tốt hơn việc canh tác của nông dân trong năm 2013-2014 khi được Nhà nước cấp vốn để xây dựng kè hai bên. Tuy nhiên, người dân không ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước dẫn đến tình trạng rác thải lấn mặt sông ngày một tăng đến báo động.

Các xã trên địa bàn huyện đều đầu tư xây dựng các bãi rác tập trung và có nhân viên vệ sinh đến thu rác chuyển đến điểm tập kết nhưng vẫn không thể làm giảm lượng rác thải ngày một nhiều trên sông.

“Tôi thấy người dân ở các xã ý thức rất kém dù được vận động gom rác để chuyển đến điểm tập kết. Vì vậy, 3 năm trở lại đây, con sông bị ô nhiễm nặng. Trước đây khi sông còn sạch sẽ, trẻ có thể thoải mái tắm sông thì bây giờ việc nhúng tay xuống nước để rửa cũng khiến người ta sợ", bà Nguyễn Thị Hoàn, người dân tại thôn Ninh Vũ, xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu bức xúc chia sẻ.

Các xe vệ sinh môi trường của thôn tới từng nhà để thu rác nhằm giảm tình trạng vứt rác thải xuống sông.
Các xe vệ sinh môi trường của thôn tới từng nhà để thu rác nhằm giảm tình trạng vứt rác thải xuống sông.

Theo bà Hoàn và một số người dân còn "hoài cổ" dòng sông trong sạch trước đây, thực trạng ô nhiễm trên là do cấp ngành chức năng chưa có hình thức xử lý thích đáng đối với hành vi xả rác thải bừa bãi xuống sông.

Hình ảnh cây đa, bến nước ngày nay chỉ còn lại ám ảnh về nguồn nước đã chẳng còn trong xanh.
Hình ảnh cây đa, bến nước ngày nay chỉ còn lại ám ảnh về nguồn nước đã chẳng còn trong xanh.

"Nếu không quan tâm đúng mực đến vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ nguồn nước thì vấn nạn xả rác thải xuống lòng sông sẽ không thể chấm dứt. Người dân Khoái Châu sẽ khó có thể thấy được hình ảnh dòng sông trong xanh của quê hương mình một lần nữa", một người dân ở xã Phùng Hưng nói.

Đọc thêm