Đắng lòng trước kỳ thi tiếng Hàn lần thứ 9

Chỉ còn 4 ngày nữa kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 9 dành cho lao động Việt Nam sẽ diễn ra tại các điểm thi trong cả nước. Hơn 6,6 vạn lao động đang chờ "vượt vũ môn". Con số lao động đăng ký tăng bất thường và những thông tin tiêu cực về kỳ thi cũng râm ran khắp các địa phương. Sau loạt bài " Vạn người tranh tấm vé đổi đời ở xứ Hàn và hậu họa cười ra nước mắt", nhóm PV PLVN Online tiếp tục thâm nhập các đường dây cò mồi để vạch trần chân tướng, thủ đoạn của các đối tượng này, đồng thời cùng với cơ quan chức năng đưa sự việc ra trước ánh sáng pháp luật.

Chỉ còn 4 ngày nữa kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 9 dành cho lao động Việt Nam sẽ diễn ra tại các điểm thi trong cả nước. Hơn 6,6 vạn lao động đang chờ "vượt vũ môn". Con số lao động đăng ký tăng bất thường và những thông tin tiêu cực về kỳ thi cũng râm ran khắp các địa phương. Sau loạt bài " Vạn người tranh tấm vé đổi đời ở xứ Hàn và hậu họa cười ra nước mắt", nhóm PV PLVN Online tiếp tục thâm nhập các đường dây cò mồi để vạch trần chân tướng, thủ đoạn của các đối tượng này, đồng thời cùng với cơ quan chức năng đưa sự việc ra trước ánh sáng pháp luật. [links(right)]

Kỳ 1: "Quýt" làm sao "Cam" phải chịu?

Quyết định tạm hoãn thi tiếng Hàn để đi XKLĐ ập vào nhiều xã ở các vùng quê nghèo Hà Tĩnh. Chính quyền loay hoay không biết giải thích thế nào để trấn an người dân, ổn định chính trị. Còn những người dân nghèo, chạy vạy tiền học, tiền thi, bỏ cả công việc để học tiếng Hàn thì bức xúc, bất bình cho việc “quýt làm cam chịu” này. Thế nhưng bên cạnh sự bất bình của “họ nhà cam”, cũng là những hoàn cảnh vô cùng éo le của “nhà quýt”.

Bất bình “họ nhà cam”

Thấy nhiều người trong làng, ngoài xã phất lên nhờ đi XKLĐ Hàn Quốc, ông Phan Thế Cận, Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cũng khuyên cậu con trai Phan Thế Chương của mình đi tìm cơ hội đổi đời. Đã 6 tuổi, nhưng chỉ với tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, Chương chỉ xin làm công nhân ở một công ty xây dựng với đồng lương 3 cọc 3 đồng. Đồng lương đã bọt bèo, không đủ sống, công việc lại không thường xuyên, tương lai của Chương gần như không có.

Những người bị cấm thi lần này cũng gia đình đang rất lo lắng cho tương lai trước mắt
 

Chương nghỉ việc ở công ty, về nhà học ôn 3 tháng với riêng tiền học đã hơn chục triệu, chưa kể đi lại, ăn ở mỗi lúc phải ra thành phố trọ học. Thế rồi đùng một cái, xã thông báo Chương không được thi tiếng Hàn vì có người trong xã đang cư trú bất hợp pháp ở bên đấy. Thế là khoản nợ tiền học chưa “đào” đâu ra mà trả. Trở lại công ty cũ xin việc thì người ta không nhận vì đã nghỉ quá lâu. Việc mất, nợ nần, bố mẹ làm nông, nuôi mình đã khó thì làm sao “gánh” thêm được cậu con trai đã gần 30 tuổi.

“Không thể tin được bây giờ vẫn còn chuyện mình phải gánh hậu quả vì hành động của người khác. Như thế chẳng khác gì chặn hết con đường sống của chúng tôi lại. Trước đây cuộc sống đã tối tăm, giờ mới tìm được chút ánh sáng thì lại bị dập tắt một cách phũ phàng” – Phan Thế Chương không dấu nổi bức xúc.

Cũng lâm vào tình cảnh như Chương, anh Nguyễn Văn Lâm, xã Cẩm Nam cũng đang khốn đốn vì bị “treo” thi. Năm nay đã hơn 30 tuổi, cuộc sống của một công nhân làm nghề thăm dò khoáng sản suốt ngày phải làm việc trong rừng sâu. Đồng lương ít ỏi đã đành, việc suốt ngày ở trong rừng khiến Lâm không “lấy nổi” vợ. Cũng do gia đình khuyên bảo, bạn bè vận động, Lâm vay mượn tiền và dành gần nửa năm để đi học tiếng Hàn. Nhưng ước mơ đổi đời của Lâm cũng bị dập tắt như hàng trăm người dân ở vùng quê nghèo Cẩm Nam này.

Anh Lâm chia sẻ:“Thấy trên báo, đài, người ta bảo chỉ tạm hoãn đợt này, sang năm có thể sẽ được thi. Nghe thế tưởng an ủi nhưng lại quá mông lung. Năm nay đã thế, chắc gì năm khác đã khá hơn. Với lại tuổi tôi cũng không phải quá trẻ, thêm một năm cũng là gánh thêm trăm mối vất vả khác. Có khi tôi phải vào miền Nam làm thuê mà kiếm sống và gom góp trả mấy chục triệu vay để ăn học tiếng Hàn trong nửa năm qua”

Đắng lòng chuyện “nhà quýt”

Trở thành “thủ phạm” khiến hàng trăm con em xã Cẩm Nam không được thi tiếng Hàn đợt này, gây thiệt hại cho những gia đình ở đây hàng chục triệu đồng, nhưng tình cảnh của lao động bỏ trốn cũng như gia đình họ cũng là chuyện “cực chẳng đã”.

Anh Nguyễn Đình Anh cho biết: "Thôi thì chuyện đã đành, chỉ còn biết làm để trả xong nợ rồi tìm cách mà về"
 

Bà Đậu Thị Hồng, năm nay đã ngoài 70, vẫn đang ở trong căn nhà lụp xụp, không dấu nổi những giọt nước mắt khi nói về người con trai Trần Anh Tú, một lao động bỏ trốn khi vừa xuất cảnh: “Hoàn cảnh gia đình tui vất vả lắm chú ạ. Bố mất sớm, tui lại ốm đau luôn. Mọi việc trong nhà đều trông cậy vào Tú. Vì thế mà Tú đã phải nợ khoản tiền cả trăm triệu đồng. Ở nhà thì không biết lấy tiền đâu mà trả, Tù quyết định sang Hàn Quốc kiếm tiền. Nhưng trước khi đi có vài ngày cháu nó phát hiện mình bị viêm gan B. Nợ cũ chưa trả được đồng nào, nợ mới mấy chục triệu vay để đi Hàn lại đè lên. “Cực chẳng đã”, Tú phải bỏ trốn để tìm việc khác”.

Thương con vất vả, nhưng người mẹ già cũng chẳng biết làm gì hơn. Bà Hồng gạt những giọt nước mắt khi kể về những cuộc gọi vội vàng mà Tú gọi về. Đã mang bệnh, suốt ngày lại phải sống chui lủi. Cuộc sống không có “danh phận”, nhiều khi bị người ta ức hiếp, làm nhục cũng đã đành, tiền gửi về để trả nợ cũng chẳng được là bao. Tương lai của đứa con trai đang lưu lạc vẫn là niềm trăn trở của người mẹ.

Từ khi biết được đứa em trai Nguyễn Đình Bình vì bỏ trốn khiến hàng trăm người trong xã không được thi tiếng Hàn, anh Nguyễn Đình Anh không dám ra khỏi nhà để tránh những ánh mắt “nhìn ra nhìn vào”. Nhưng hơn ai hết, anh Anh vẫn hiểu, việc của Bình cũng là việc ngoài mong muốn. Anh cũng thấy tủi thân vì nghèo khó, cuộc sống trông chờ vào đồng ruộng nên không giúp gì được cho em trai.

Theo anh Nguyễn Đình Anh kể, Bình trước đây vẫn đi làm công nhân ở một số công ty, đồng lương chỉ đủ ăn. Thế rồi việc không hay đến, khi bố anh mắc trọng bệnh, phải nằm liệt giường mấy năm nay. Tiền thuốc men, chạy chữa gần như Bình phải gánh vác. Thế rồi, bệnh của bố đã không thể chữa và còn để lại cho Bình khoản nợ gần 100 triệu. Không còn cách nào khác, Bình phải vay gần 60 triệu nữa để sang Hàn Quốc kiếm tiền trả nợ.

“Cũng như Tú, trước khi lên máy bay, Bình mới biết mình bị nhiễm viêm gan B. Tôi khuyên Bình không nên đi thì bình bảo phải đi còn trả nợ, và kiếm tiền chữa bệnh cho cha. Thế rồi sang bên ấy đến giờ được khoảng 3 tháng nhưng chưa thấy Bình gửi tiền về. Thi thoảng mượn được máy bạn, Bình có gọi điện về được mấy phút. Bên đó vì không có giấy tờ gì nên Bình phải tự thân vận động trong mọi chuyện. Thôi thì chuyện đã đành, chỉ còn biết làm để trả xong nợ rồi tìm cách mà về” – anh Nguyễn Đình Anh tâm sự.

Trao đổi với PV PLVN Online, ông Trần Hữu Hương, Phó Chủ tịch xã Cẩm Nam cho biết, sau khi nhận được thông báo cũng như danh sách những lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc, chính quyền đã đến gia đình từng người để vận động người thân gọi điện kêu gọi con em nhanh chóng trở về.

Bên cạnh đó, xã cũng đã tích cực tuyên truyền đến những người dân, đặc biệt là những người đang có ý định đi XKLĐ về việc thực hiện theo đúng pháp luật khi qua nước bạn sinh sống và làm việc.

Nhóm PVĐT

Xem tiếp kỳ 2 :Thâm nhập "chợ cò""họp" trước kỳ thi

Đọc thêm