Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gian nan từ… chồng chéo

Đó là đánh giá của ông Đào Văn Tiến -Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) khi trao đổi xung quanh những bất cập khi thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn hay còn gọi là Đề án 1956.

Đó là đánh giá của ông Đào Văn Tiến -Vụ trưởng Vụ Dạy nghề thường xuyên, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) khi trao đổi với phóng viên Báo PLVN xung quanh những bất cập khi thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn hay còn gọi là Đề án 1956.

Khi nghệ nhân dạy nghề

Theo ông Đào Văn Tiến, sau 3 năm thực hiện Đề án 1956 cho thấy quy mô dạy nghề tăng nhanh, chất lượng và hiệu quả dạy nghề có chiều hướng chuyển biến tích cực. Cơ bản dạy nghề đã đáp ứng nhu cầu của thị trường, các điều kiện chất lượng dạy nghề được đảm bảo...

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:    Gian nan từ… chồng chéo!
Thời gian đào tạo sẽ hết sức linh hoạt, phụ thuộc vào từng nghề.

Tuy nhiên, việc triển khai dạy nghề vẫn gặp không ít khó khăn như: có quá nhiều chương trình, dự án của chính phủ về dạy nghề - việc làm, chủ yếu đều hướng tới đối tượng hộ nghèo, lao động bị thu hồi đất, lao động thuộc diện chính sách, nên người dân hoang mang, mất phương hướng trong việc chọn nghề, học nghề; thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế địa phương, việc nông dân sản xuất hàng hóa ra không có nơi tiêu thụ làm ảnh hưởng đến tâm lý và nhu cầu tham gia học nghề; khi học viên học nghề xong không áp dụng đúng với nghề đã học do không có kinh phí mở rộng trang trại, gia trại...

Năm 2012, Tổng cục Dạy nghề đã cấp hàng ngàn chứng chỉ kỹ năng dạy nghề cho nghệ nhân, thợ giỏi để họ có điều kiện đứng lớp. Thế nhưng, còn có băn khoăn về tác dụng của chứng chỉ cũng như những nghệ nhân không có chứng chỉ có được phép tham gia hoạt động dạy nghề hay không?.

Ông Đào Văn Tiến cho biết, để nâng cao hiệu quả trong việc dạy nghề, vừa qua Tổng cục Dạy nghề cũng đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tại 63 tỉnh tổ chức các lớp kỹ năng dạy nghề cho đối tượng là nghệ nhân, thợ giỏi, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để họ đủ điều kiện tham gia vào hoạt động dạy nghề. Cụ thể, mỗi tỉnh sẽ tự lập danh sách, tổ chức đào tạo trong 5 ngày dưới sự giám sát và cấp chứng chỉ của Tổng cục Dạy nghề.

Về phía nghệ nhân, thợ giỏi sau khi được cấp chứng chỉ kỹ năng dạy nghề họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động dạy nghề, truyền nghề tại địa phương, cơ sở dạy nghề. Với việc cấp chứng chỉ này sẽ giúp họ có đủ điều kiện hợp pháp trong nghiệp vụ dạy nghề.

Riêng đối với những nghệ nhân không tham gia khóa đào tạo kỹ năng dạy nghề nhưng nếu nghệ nhân đó có điều kiện cũng như khả năng truyền giảng thì được các cơ sở dạy nghề thực hiện phân bổ giáo viên theo quy định của đơn vị tổ chức dạy nghề.

Với những nghệ nhân, thợ giỏi tham gia vào hoạt động dạy nghề dài hạn thì chủ yếu là dạy thực hành, nghĩa là chiếm 2/3 giáo trình dạy. Cơ sở dạy nghề sẽ bồi dưỡng và trả thù lao cho giáo viên. Hiện nay, mỗi thợ giỏi đứng lớp sẽ được hưởng thù lao đúng quy định tối thiểu là 25.000 đồng/giờ và đối với nghệ nhân 300.000 - 500.000 đồng/buổi. Ngoài ra, cơ sở tổ chức dạy nghề còn hỗ trợ tiền đi lại, ăn, ở cho nghệ nhân, thợ giỏi.

Tạo điều kiện tối đa cho người học

Người dạy là vậy, còn người học thì sao?. Nguyên tắc đào tạo của Đề án là tạo thuận lợi tối đa cho người học, ông Nghiêm Trọng Quý - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề - cho biết. Cụ thể, sẽ phát triển tối đa mô hình đào tạo lưu động, chỉ trừ những trường hợp quá khó khăn buộc phải “bó tay”.

Chẳng hạn, những nơi không có điện thì không thể đào tạo nghề hàn tại chỗ được; do đó, việc đào tạo chủ yếu được tiến hành tại các thôn, bản, phum, sóc, dạy và thực hành ngay tại các trang trại, hồ đầm, chuồng trại chăn nuôi, tại các cơ sở sản xuất… Với những người không biết chữ hoặc không biết tiếng Kinh thì sẽ dạy theo cách truyền nghề, dĩ nhiên là các nghề tương đối đơn giản như trồng nấm rơm, làm chổi đót...

Thời gian đào tạo sẽ hết sức linh hoạt, phụ thuộc vào từng nghề. Chẳng hạn, nghề làm tăm tre, chổi đót chỉ cần khoảng chục ngày, trong khi nghề hàn phải cần tới 10 tháng. Hơn nữa, thời gian đào tạo cũng có thể kéo dài thêm cho những người có trình độ thấp.

Với những người có công với cách mạng, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật và người không có đất canh tác, Đề án hỗ trợ đào tạo tối đa 3 triệu đồng/người. Ngoài ra, mỗi ngày học, người học còn được hỗ trợ tiền ăn đến tối đa 15.000 đồng và nếu đi học xa trên 15km sẽ được hỗ trợ tối đa 200.000 đồng chi phí đi lại cho mỗi khóa học.

Với những người học có thu nhập bằng 1,5 lần ngưỡng nghèo trở xuống được hỗ trợ đào tạo tối đa 2,5 triệu đồng. Các đối tượng còn lại cũng được hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng…

Nguyệt Thương

Đọc thêm