Đau lòng khi “Bà hỏa” ghé thăm quán bar, karaoke

(PLO) -Thống kê từ Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, tính từ đầu năm 2014 đến nay đã có 124 vụ cháy nổ làm 18 người chết và 14 người bị thương. 
Vũ trường Luxury (Tây Hồ, Hà Nội) sau khi cháy, bị phát giác là không có giấy phép kinh doanh bar, vũ trường và karaoke.
Nhưng trong đó, những vụ cháy quán bar, karaoke phần lớn đều không có cầu thang thoát hiểm, hệ thống điện không đảm bảo an toàn, nhân viên phục vụ không có kiến thức PCCC... Cũng chính vì thế, chỉ cần cần một đám cháy nhỏ cũng trở thành hậu quả rất đau long. Vậy nguyên nhân cháy từ đâu?
Sơ hở về hệ thống điện
Có thể thấy, những vụ hỏa hoạn xảy ra đối với các quán bả, karaoke gần đây đều có điểm chung là tiếp cận hiện trường khó khăn. Ngoài ra, việc không có cầu thang thoát nạn, hệ thống điện không đảm bảo an toàn, nhân viên phục vụ không có kiến thức PCCC... là những vi phạm phổ biến tại các quán bar, karaoke.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, nhiều cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí (karaoke, bar, vũ trường, câu lạc bộ) không đảm bảo các điều kiện, giải pháp kỹ thuật PCCC về: đường giao thông, khoảng cách an toàn, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, mặt bằng, phần lớn (771 cơ sở) không đảm bảo lối thoát nạn...
Điển hình như vụ cháy như trưa ngày 3/5/2014, “bà hỏa” đã thăm quán karaoke 43G Giảng Võ (Hà Nội). Ngọn lửa bùng phát khi trong nhà có đông người, khiến họ không kịp thoát chạy. Chủ quán và 4 nhân viên đã chết ngạt do hít phải khói độc trên tầng 3 và 4. Địa điểm mở quán karaoke được thuê và cải tạo trên cơ sở một nhà dân, không đảm bảo các yêu cầu PCCC, đặc biệt là lối thoát nạn, phương tiện, thiết bị PCCC.
Tiếp đó là vụ cháy vũ trường Luxury (Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) xảy ra khoảng 23h đêm 23/9/2014. Ngay sau khi nhận được tin báo, ít nhất 20 lượt xe của cảnh sát PCCC Tây Hồ, Hoàng Mai, Tứ Liên... cùng hàng trăm chiến sĩ được điều đến hiện trường nhằm dập tắt đám cháy. Khoảng 700 m2 quán bar Luxury chìm trong biển lửa, khói đen bốc lên cuồn cuộn, tường tầng 2 sập xuống, trơ ra hệ thống khung sắt. Vũ trường này từng bị phạt hành chính 3 lần vì hoạt động quá giờ và không đủ giấy phép, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, quán Luxury (Yên Phụ, Hà Nội) thậm chí không có giấy phép kinh doanh bar, vũ trường và karaoke.
Bài học đắt giá nhưng không chịu rút kinh nghiệm
Gần đây, các hộ dân ở tố dân phố 8A phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sinh sống quanh khu vực quán Bar IBIZA (141 đường Bà Triệu) phản ánh, cứ khoảng 21h30 đêm, quán bar này bắt đầu dựng biển, mở nhạc mạnh gây tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân.
 Quán bar IBIZA chưa được cấp phép về loại hình quán bar, vũ trường.
Mặc dù nhiều lần phía tổ dân phố cũng đã góp ý kiến, nhưng quán bar này vẫn ngang nhiên hoạt động và mở loa ở công suất lớn khiến người dân hết sức bất bình.
Được biết ngôi nhà tại số 141 Bà Triệu ban đầu được Công ty Quang Minh thuê lại để tiến hành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, khoảng 9 tháng trở lại đây, tầng 6 của ngôi nhà này bất ngờ biến thành quán bar có tên IBIZA. Mỗi đêm khách đến tấp nập, không những vậy điểm đỗ xe của quán bar này không đủ đáp ứng, dựng hết lên vỉa hè.
Lãnh đạo  phường Lê Đại Hành cho biết, vụ việc đã được báo cáo lên UBND quận Hai Bà Trưng để có biện pháp xử lý triệt để đối với hoạt động của quán bar IBIZA. Trước đó, quán bar này đã bị cơ quan công an phạt 2 lần với tổng số tiền 27,5 triệu đồng. 
Thông tin từ cơ quan chức năng cho hay, quán bar IBIZA chưa được cấp phép về loại hình quán bar, vũ trường. Phía UBND phường Lê Đại Hành đã nhiều gửi giấy mời đại diện công ty lên làm việc, nhưng đều không đến. 
Không chỉ tiêng gì IBIZA, các hộ dân sống tại đường Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, Ba Đình cũng phản ánh về quán bar Hero (42M Yên Phụ) mỗi khi tới giờ hoạt động cũng bật nhạc “chát chúa” dội âm thanh vào các hộ dân liền kề.
Một số người dân cho biết, do hệ thống cách âm chưa đảm bảo nên tiếng nhạc gây ồn ra xung quanh nghe rất rõ ràng. Lãnh đạo UBND phường Trúc Bạch cho biết đã nhận được phản ánh của người dân về hoạt động của quán bar Hero và đã báo cáo quận Ba Đình để có kế hoạch kiểm tra và xử lý các sai phạm của quán bar này.
Từ một số vụ việc cụ thể, ta có thể thấy rằng sự bất cẩn của người dân trong việc sử dụng điện, đồng thời không có hệ thống thoát nạn an toàn (lối thoát thứ 2) nên khi cháy xảy ra rất khó cho việc hiểm do lối đi duy nhất đã bị “bà hỏa” bịt lối. Để đảm bảo an toàn khi đến các địa điểm này, khách hàng không nên đến những địa điểm có công tác PCCC kém; những quán chỉ có một đường lên xuống duy nhất./.

Đọc thêm