Đầu xuân nô nức kéo nhau xem trai làng trổ tài chẻ đá

(PLO) - Chỉ với đôi bàn tay cùng một vài dụng cụ đơn giản, bằng thao tác điêu luyện, các nghệ nhân đã khiến hàng trăm khán giả trố mắt ngạc nhiên trước biệt tài chẻ các khối đá khủng thành những viên đá vuông vắn, sắc cạnh, đẹp mắt.
Một tảng đá được bổ thành đôi
Một tảng đá được bổ thành đôi

Dọc theo tuyến đường 74, xã Gio Hòa - một trong 4 xã được xem là “thủ phủ của đá” hay còn gọi là “miền đá” nằm ở miền Tây huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) vốn nổi tiếng khắp tỉnh với nghề chẻ đá. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng trữ lượng lớn đá xanh, từ nhà ra đồng, đi đâu cũng thấy đá.

Một người thợ dùng đinh sắt tạo những lỗ trên tảng đá
Một người thợ dùng đinh sắt tạo những lỗ trên tảng đá

Đá không chỉ trở thành vật liệu để người dân dựng nhà, làm ngõ mà còn trở thành công cụ mưu sinh của hàng trăm hộ dân trong vùng. Chính vì thế, để vừa phát huy tinh thần thể dục thể thao, vừa nâng cao tay nghề cho dân chúng, từ năm 2012, chính quyền địa phương đã tổ chức hội chẻ đá vào đầu năm mới.

Sau đó dùng búa tạ giáng mạnh vào đe sắt
Sau đó dùng búa tạ giáng mạnh vào đe sắt

Và thành thông lệ, vào Mùng 6 Tết hằng năm, bà con trong xã Gio Hòa lại háo hức tập trung trước bãi đất trống giữa lô cao su rộng lớn, đối diện với UBND xã để theo dõi hội thi chẻ đá.

Theo các bậc cao niên, nghề chẻ đá bắt đầu xuất hiện ở địa phương vào năm 1975, từ những ngày đầu người dân lên đây xây dựng vùng kinh tế mới. Trải qua mấy chục năm, nghề chẻ đá đã là nghề truyền thống của địa phương. Thương hiệu đá viên Gio Hòa đã vang danh khắp tỉnh Quảng Trị và có mặt tại nhiều công trình ở các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

Tiếp tục tạo lỗ
Tiếp tục tạo lỗ 

Đây là năm thứ 4 cuộc thi chẻ đá diễn ra, với 6 đội tham gia bao gồm Công đoàn cơ quan xã và 5 thôn, đó là Nhất Hòa, Đồng Hòa, Tiến Hòa, Trí Hòa và Đại Tâm. Phần thưởng dành cho đội chiến thắng tuy không lớn, nhưng khá đông người đến xem và cổ vũ.

Đo kích thước để cho ra những tảng đá đúng kích thước
Đo kích thước để cho ra những tảng đá đúng kích thước

Theo yêu cầu của Ban tổ chức, những người muốn tham gia thi tài phải có kinh nghiệm trong nghề chẻ đá, và phải là những trai tráng khỏe mạnh. Thể lệ cuộc thi là từ 1 khối đá lớn nặng vài trăm kilôgam trong vòng 1 giờ đồng hồ mỗi đội thi với 2 thành viên phải chẻ thành từng viên đá cân đối, sắc cạnh, vuông vắn các mặt, đạt kích thước 10x18x26 cm.

Nụ cười của người thợ
Nụ cười của người thợ

Anh Phan Dương Tý (SN 1977) – một vận động viên tham gia cuộc thi chia sẻ, năm nay là lần thứ 3 anh tham gia cuộc thi. Đây là một nghề rất vất vả, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, và tính kiên nhẫn cao. Để tự tin tham gia cuộc thi này, anh Tý đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề chẻ đá.

Một viên đá hoàn chỉnh sau khi chẻ
Một viên đá hoàn chỉnh sau khi chẻ

Sau một giờ cật lực chẻ, gọt đá, thôn Đồng Hòa đã giành giải nhất, hai giải Nhì thuộc về thôn Nhất Hòa và khối công đoàn cơ quan xã.

Sản phẩm của mỗi thôn
Sản phẩm của mỗi thôn

Ông Lê Thanh Qúy, Chủ tịch UBND xã Gio Hòa cho biết, hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân làm nghề chẻ đá, với thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/tháng. Việc tổ chức cuộc thi không chỉ tạo sân chơi bổ ích, nâng cao tinh thần giao lưu đoàn kết, khích lệ tinh thần của nông dân trong sản xuất ngành nghề đá viên mà còn là cơ hội để học hỏi, trau đổi kinh nghiệm, đồng thời phát huy nâng cao tay nghề, tạo ra những viên đá đẹp, chất lượng vừa lòng khách hàng để đưa sản phẩm ngày càng có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. 

 
 
Niềm vui khi thắng cuộc
Niềm vui khi thắng cuộc
Ban tổ chức trao giải
Ban tổ chức trao giải
\
\

Đọc thêm