Điều ít người biết về con giáp thứ 12

(PLVN) - Heo (Lợn) là một con vật mà hình ảnh đã đi vào thơ ca, hội họa dân gian và là một biểu tượng văn hóa ở nhiều nước.
Điều ít người biết về con giáp thứ 12

Nguồn gốc của Heo (Lợn)

Lợn nói chung là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tạo đất.

Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa, được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực phẩm thiết yếu. Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như  xúc xích, lạp xưởng, jambon. Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Gan, huyết và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm (lòng lợn).

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con lợn được thể hiện qua các bức tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con lợn hiện hữu trên tấm lịch tường gia đình để thiể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng Âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian, chúc tụng năm mới gặp nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Bức tranh lợn đàn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực.

Lợn trong tranh Đông Hồ (Nguồn: Internet)

Lợn trong tranh Đông Hồ (Nguồn: Internet)

Trên mình lợn có vòng khoáy Âm - Dương ngụ ý phát triển, sinh sôi nảy nở, bức tranh còn thể hiện con lợn mẹ trắng xóa mắt lim dim lờ đờ, mõm tũm tĩm, năm con lợn con, con xanh, con đỏ, con trắng, con tím lúc nhúc cả dưới chân.

Thời Hy Lạp cổ đại, lợn là con vật để hiến tế cho nữ thần Demeter và nó là con vật yêu thích của nữ thần này. Phần mở đầu của các lễ hiến tế Eleusis được bắt đầu bằng việc hiến tế con lợn. Sự chuyển hóa ma thuật biến con người thành lợn được dùng làm cốt truyện trong nhiều câu chuyện, chẳng hạn trong thiên sử thi Odyssey của Homer, trong đó đoàn thủy thủ của con tàu anh hùng bị nữ thần Circe biến thành lợn. Ở châu Âu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thần Demeter (thần sinh sản) ưa thích, và do đó heo còn là con vật biểu tượng cho sự thịnh vượng, trù phú.

Với người Mỹ, lợn chính là một trong những con vật thân thiết nhất. Thời kì 13 bang còn là thuộc địa của Anh, lợn rừng được các đoàn nông dân chuyên chở đến chợ bán trên những vệt đường mòn là tiền thân ngành đường sắt Hoa kỳ ngày nay. Ở Manhattan, New York, các nông dân buộc phải dựng lên một bức tường (wall) để bảo vệ hoa màu khỏi lợn rừng. Tên viết tắt U.S của Mỹ liên quan đến lợn gắn với một người bán thịt lợn tên Uncle Sam (Bác Sam) đã tiếp tế vài trăm thùng thịt lợn trên tàu cho quân đoàn Mỹ.

Vị trí và ý nghĩa của Heo (Hợi)  trong 12 con giáp

Heo (hay còn được gọi là Lợn) con vật đứng thứ cuối cùng trong 12 con giáp, là con giáp đáng yêu và thân thiết với con người. Thời xa xưa, có heo mẹ nghĩa là có khả năng sinh sản và mang lại sự giàu có, bởi chúng mang đến nguồn tài chính ổn định và cuộc sống tốt đẹp cho gia đình. Càng có nhiều heo con thì nguồn lực và tài sản càng tăng. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, biểu tượng con heo mang ý nghĩa cầu mong sự phát triển trong sự nghiệp và nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển.

Con Lợn hay con Heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người và xung quanh đó là nhiều câu chuyện trong văn hóa đại chúng về con lợn. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc.

Theo phong tục của người Việt, mỗi con giáp ứng với một năm và chúng sẽ tượng trưng cho tính cách và công việc trong tương lai của người đó. Trong phong thủy, 12 con giáp cũng có những ý nghĩa riêng, bởi vậy mà người ta thường lựa chọn tượng 12 con giáp để trưng bày tại nhà hoặc văn phòng của mình để cầu mong những điều tốt lành nhất. Theo đó người sinh năm Hơi sẽ cầm tinh tuổi Lợn.

Con Lợn trong quan niệm của nhiều dân tộc được coi là tượng trưng cho thói phàm ăn vô độ, và trong lĩnh vực ăn uống, con Lợn được coi là cái vực không đáy. Từ đó đã xuất hiện ý nghĩa là sự tôn thờ cái dạ dày, là hiện thân của sự bấn thỉu và ngu dốt, đồng thời là sự biểu hiện của thói ích kỷ, ghen tỵ. Trong bánh xe sinh tồn của người Tây Tạng ở Trung Quốc thì con Lợn là sự biểu trung cho sự ngu tối.

Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo gần gũi đến độ được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du kí. Đối với người theo đạo Ấn Độ giáo, thần Visnu có hình dạng con heo, chuyên hành hiệp cứu độ chúng sinh. Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài “chức năng” cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có, là quà cưới cho cô dâu, và có khi còn là đơn vị hàng hóa quan trọng trong thương trường. 

Trong ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như  Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,... Dân gian có câu  “con chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo thì nhìn xuống chúng ta, còn con heo thì ngang hàng với chúng ta”. Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. 

Đọc thêm