Ông Giang Thanh Khoa - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết: Đây là sự kiện quan trọng giúp quảng bá, kết nối sản phẩm đặc trưng khu vực ĐBSCL, có vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, tập trung đông đảo lao động.
Chương trình phát triển sản phẩm OCOP phát triển nông thôn theo hướng nội sinh giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo tồn những giá trị văn hóa, đồng thời giúp xác lập vị thế sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Tỉnh Kiên Giang hiện có 269 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên với 138 chủ thể tham gia, trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao. Thời gian qua, UBND tỉnh thường xuyên hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông thôn tiêu biểu. Trong đó có 999 sản phẩm được đưa lên sàn với lượng giao dịch lớn, ký kết nhiều biên bản hợp tác với doanh nghiệp, siêu thị.
Ông Giang Thanh Khoa - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu. |
Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương thông tin: Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL là một sự kiện lớn của vùng, có ý nghĩa quan trọng gắn với mục tiêu hình thành không gian kết nối, giao lưu, chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP của vùng ĐBSCL.
Bên cạnh đó, đây còn là không gian để người tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối có thể tiếp cận, trải nghiệm và giao thương sản phẩm OCOP.
Ông Giang Thanh Khoa - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng sở ngành đi tham quan các sản phẩm OCOP ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được bày bán ở Kiên Giang. |
Năm 2022 khu vực ĐBSCL mới đứng thứ 3 cả nước về số lượng OCOP với tỉ lệ 17% thì đến năm 2024 đã đứng thứ 2 với tỉ lệ 21%. Chất lượng mẫu mã, bao bì đẹp, chủ thể OCOP tự tin, trưởng thành hơn. Hiện khu vực ĐBSCL có hơn 3.000 sản phẩm OCOP với các sản phẩm trái cây, thủy sản, lúa gạo, mang đặc trưng ĐBSCL, đảm bảo mẫu mã, chất lượng, ngày càng mở rộng kênh phân phối.
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hội nghị đã tạo sự kết nối doanh nghiệp, chủ thể ở các tỉnh vùng ĐBSCL lại với nhau, chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản phẩm mở rộng thị trường. Đặc biệt, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP địa phương có tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài.
“Sản phẩm OCOP địa phương mang tính chất đặc sản vùng miền nông thôn. Biết khơi dậy, sử dụng thì chúng ta sẽ tạo ra giá trị sản phẩm OCOP. Địa phương cần tổ chức lại sản xuất để tạo ra sản phẩm, phát triển. Đặc biệt doanh nghiệp, chủ thể OCOP có thể chú trọng mẫu mã bao bì để thích ứng thị trường. Đặc biệt sản phẩm OCOP phải gắn liền với phát triển du lịch địa phương”, ông Nam nhấn mạnh