Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Dân số KHHGĐ, Bộ Y Tế, người cao tuổi của nước ta tăng nhanh về số lượng và tỉ trọng, đặc biệt là số người ở nhóm tuổi cao nhất (trên 100 tuổi).
Bên cạnh đó, chỉ số già hoá của dân số nước ta tăng rất mạnh nên thời gian chuyển từ giai đoạn “già hoá Dân số” sang “dân số già” theo nghiên cứu ở nước ta sẽ nhanh hơn các nước khác rất nhiều và dự đoán chỉ từ 17 đến 20 năm.
Về vấn đề này, theo bà Phạm Tuyết Nhung, TW Hội NCT Việt Nam, điều đáng lo ngại nhất là đời sống vật chất của người cao tuổi Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện có tới 70% NCT không có tích luỹ vật chất, khó khăn trên 60%, trung bình 37%, và dư dả chỉ chiếm 1%.
Ngay cả về đời sống tinh thần, hiện có 13% các cụ gặp trắc trở, 60% thấy bình thường và chỉ có 20% cảm thấy thoải mái về tinh thần. Ngoài đời sống tinh thần, NCT còn phải đối mặt với bệnh tật, hiện có khoảng 95% NCT chịu gánh nặng về bệnh tật kép, chủ yếu là mãn tính.
Trước nhữn lo ngại đó, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ – TB – XH cho biết, hiện “ Định hướng Chương trình Hành động Quốc gia dành cho người cao tuổi giai đoạn 2012-2020” đang được lấy ý kiến rộng rãi.
Chương trình đặt ra 7 chỉ tiêu đều đạt 100% bao gồm: Người cao tuổi được cải thiện đời sống cả vật chất và tinh thần; NCT ốm đau được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ; NCT không phải sống trong nhà tạm; nghèo được trợ giúp xã hội; tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, phát huy vai trò của NCT trong gia đình và cộng đồng; các cấp lãnh đạo, người dân và NCT nhật thức được về già hoá dân số và sự cần thiết chuẩn bị cho tuổi già; các địa phương phát triển dịch vụ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi từ cộng đồng.
Hoàng Phan
Đời sống vật chất của người cao tuổi Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn |
Bên cạnh đó, chỉ số già hoá của dân số nước ta tăng rất mạnh nên thời gian chuyển từ giai đoạn “già hoá Dân số” sang “dân số già” theo nghiên cứu ở nước ta sẽ nhanh hơn các nước khác rất nhiều và dự đoán chỉ từ 17 đến 20 năm.
Về vấn đề này, theo bà Phạm Tuyết Nhung, TW Hội NCT Việt Nam, điều đáng lo ngại nhất là đời sống vật chất của người cao tuổi Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện có tới 70% NCT không có tích luỹ vật chất, khó khăn trên 60%, trung bình 37%, và dư dả chỉ chiếm 1%.
Ngay cả về đời sống tinh thần, hiện có 13% các cụ gặp trắc trở, 60% thấy bình thường và chỉ có 20% cảm thấy thoải mái về tinh thần. Ngoài đời sống tinh thần, NCT còn phải đối mặt với bệnh tật, hiện có khoảng 95% NCT chịu gánh nặng về bệnh tật kép, chủ yếu là mãn tính.
Trước nhữn lo ngại đó, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ – TB – XH cho biết, hiện “ Định hướng Chương trình Hành động Quốc gia dành cho người cao tuổi giai đoạn 2012-2020” đang được lấy ý kiến rộng rãi.
Chương trình đặt ra 7 chỉ tiêu đều đạt 100% bao gồm: Người cao tuổi được cải thiện đời sống cả vật chất và tinh thần; NCT ốm đau được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ; NCT không phải sống trong nhà tạm; nghèo được trợ giúp xã hội; tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, phát huy vai trò của NCT trong gia đình và cộng đồng; các cấp lãnh đạo, người dân và NCT nhật thức được về già hoá dân số và sự cần thiết chuẩn bị cho tuổi già; các địa phương phát triển dịch vụ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi từ cộng đồng.
Hoàng Phan