Đồng USD quốc tế tiếp tục tăng cao

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay, trên thị trường Mỹ (theo giờ Việt Nam), tỷ giá đồng USD tiếp tục tăng cao trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới căng thẳng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.137 VND/USD, giảm 3 đồng so với phiên giao dịch sáng qua.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.550 VND/USD ở chiều mua vào và 23.050 đồng/USD bán ra.

Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, giao dịch lúc 8h sáng nay:

Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức 22.640 đồng/USD (mua vào) – 22.950 đồng/USD (bán ra), giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 22.665 đồng/USD (mua vào) – 23.945 đồng/USD (bán ra), giảm 20 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

BIDV niêm yết tỷ giá ở mức 22.670 đồng/USD (mua vào) – 22.950 đồng/USD (bán ra), giảm 30 đồng chiều mua vào và giữ nguyên mức giá chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Tại thị trường thế giới (cùng giờ Việt Nam): Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 96,83 điểm, tăng 0,13% so với phiên giao dịch trước đó. Hiện 1 Euro đổi 1,12 USD; 1 bảng Anh đổi 1,341 USD; 1 USD đổi 115,24 yên.

Tỷ giá đồng USD quốc tế tiếp tục tăng so với hầu hết các tiền tệ khác trong bối cảnh tác động từ các lệnh trừng phạt đối với Nga làm tăng nhu cầu dự trữ đối với đồng bạc xanh.

Các nhà giao dịch đang nỗ lực đảm bảo tính thanh khoản của đồng bạc xanh khi các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng trung ương Nga được thực thi, dấy lên suy đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể phải can thiệp vào thị trường toàn cầu.

Antoine Bouvet, chiến lược gia về lãi suất cao cấp tại ING cho biết: “Có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh tác động tài chính của các lệnh trừng phạt, nhưng có vẻ như chúng sẽ tạm thời khiến đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với các ngân hàng nước ngoài”.

Theo Bloomberg Economics, Ngân hàng Trung ương Nga có hơn 640 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, với phần lớn được giữ ở nước ngoài. Jason Schenker, chủ tịch của Prestige Economics, chia sẻ: “Việc loại Nga khỏi hệ thống SWIFT sẽ cô lập Nga về mặt tài chính với thế giới và có thể làm tê liệt nền kinh tế của nước này”. SWIFT vốn được sử dụng cho các giao dịch trị giá hàng nghìn tỷ USD trên toàn cầu.