Đừng để 'văn hóa vỉa hè' làm xấu Hà Nội

(PLO) - Cụm từ “Văn hóa vỉa hè” được báo chí, các nhà nghiên cứu văn hóa nhắc đến như một thói quen của người Hà Nội. Thậm chí, nó còn được đưa vào cả những bài hát như: Hà Nội trà đá vỉa hè, Sài Gòn cà phê sữa đá. Tuy nhiên, trên thực tế các hoạt động “văn hóa” này đang góp phần làm xấu đi bộ mặt đô thị và là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.
Đừng để 'văn hóa vỉa hè' làm xấu Hà Nội

Vấn đề dịp loạn vỉa hè trong thời gian gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm chú ý. Từ quận 1 - TP HCM đến quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, chỉ trong thời gian ngắn, các lực lượng chức năng đã ra quân đồng loạt xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm lấn chiếm hành lang vỉa hè, lòng đường. Xã hội chú ý tới những vấn đề mà trước đó được xem là "chuyện bình thường". Những thói quen trên vỉa hè đứng trước nguy cơ bị xóa bỏ vì những hệ lụy xấu ảnh hưởng đến phát triển đô thị.

Người dân nấu nướng trên vỉa hè, bán hàng tại vỉa hè và... xả thẳng rác thải ra vỉa hè tại Hà Nội.
Người dân nấu nướng trên vỉa hè, bán hàng tại vỉa hè và... xả thẳng rác thải ra vỉa hè tại Hà Nội.
"Bãi đỗ xe ô tô mini" tùy tiện chiếm gần hết vỉa hè.
"Bãi đỗ xe ô tô mini" tùy tiện chiếm gần hết vỉa hè.

Tại Hà Nội, “văn hóa vỉa hè” đã tồn tại từ nhiều năm nay: trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè, nước mía vỉa hè, cơm vỉa hè... Vỉa hè thành nơi "tập kết" hàng rong, xe ôm, bãi đỗ xe, vật liệu xây dựng, nơi tập thể dục, họp chợ… Không thể phủ nhận vỉa hè là chốn mưu sinh của nhiều người dân lao động, là thói quen sinh hoạt của nhiều bạn trẻ nhưng chính những điều này đã biến một thành phố vốn xanh đẹp thành nhếch nhác.

Vỉa hè vốn có chức năng dành cho người đi bộ nhưng tại Việt Nam lại phô bày văn hóa kinh doanh độc đáo và mang tới ngạc nhiên cho khách du lịch.

 

Người đi bộ phải vượt qua rất nhiều cản trở và còn có thể bị xúc phạm hay bị gây gổ vì đi vào chỗ “làm ăn” của một số người. Khi không còn vỉa hè để đi, người đi bộ buộc phải đi chung với dòng xe cộ đông đúc, đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập.

Nhiều diện tích vỉa hè Hà Nội không còn dành cho người đi bộ.
Nhiều diện tích vỉa hè Hà Nội không còn dành cho người đi bộ.

Trên nhiều con phố lớn, có thể thường xuyên bắt gặp hình ảnh người mua dựng cả xe ở lòng đường để mua bán, trao đổi với hàng bán rong, chợ cóc trên vỉa hè, gây ách tắc và cản trở phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường.

Nhiều người cho rằng hoạt động trên vỉa hè là những "nét văn hóa" của Hà Nội nhưng thực tế nó khiến đường phố trở nên nhếch nhác, lộn xộn
Nhiều người cho rằng hoạt động trên vỉa hè là những "nét văn hóa" của Hà Nội nhưng thực tế nó khiến đường phố trở nên nhếch nhác, lộn xộn
Chủ tịch UBND Hà Nội sẽ chỉ rõ trách nhiệm của các địa phương và từng ngành, Chủ tịch UBND các quận, phường; trưởng công an các quận, phường nếu không chấn chỉnh được trật tự vỉa hè.
Chủ tịch UBND Hà Nội sẽ chỉ rõ trách nhiệm của các địa phương và từng ngành, Chủ tịch UBND các quận, phường; trưởng công an các quận, phường nếu không chấn chỉnh được trật tự vỉa hè.

Tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội, vì lợi nhuận siêu khủng nên chủ nhiều hàng quán tranh nhau phân đất, phân ranh giới vỉa hè, thậm chí đã có không ít vụ đánh nhua sứt đầu mẻ trán.

Anh Hải (quê Lào Cai), một xe ôm khu vực đường Hồ Tùng Mậu cho biết: "Trên khu vực đường này hầu hết những vị trí đẹp đã được người dân chiếm lấy chỗ để bán hàng. Họ có bảo kê đằng sau hết , không động vào được đâu. Có xích mích gì là dân săm trổ ra ngay".

 

"Một quầy bán nước chè 1 ngày thu được vài trăm nghìn nhưng có một số quán bán cả xổ số, số đề, thậm chí không loại trừ cả ma túy", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói trong một hội nghị mới đây. “Nếu để ùn tắc giao thông, thành phố nhếch nhác, bẩn thỉu, vệ sinh môi trường như này, chúng ta sẽ mất đi văn hóa của một thành phố văn minh và không bao giờ xây dựng được”.

Đọc thêm