Người chồng cạn tình đã xây nốt bức tường ngăn hết ánh sáng vào khu nhà bếp nhỏ của 2 mẹ con. Người chồng cũng đã dựng lên 1 hàng rào bằng dây thép gai khiến đường vào căn bếp ẩm thấp ấy thêm phần đáng sợ.
Theo đơn kêu cứu của chị Nguyễn Thị Nga, cán bộ ngân hàng NN&PTNN huyện Hương Khê, trú tại xóm 4, xã Phú Phong – Hương Khê, Hà Tĩnh gửi báo PLVN, chị và anh Lê Quang Vịnh, hiện đang công tác tại dự án thủy điện Bản Vẽ, Tương Dương, Nghệ An, đăng ký kết hôn từ năm 1991 và sinh được 2 cháu gái.
Theo đơn kêu cứu của chị Nguyễn Thị Nga, cán bộ ngân hàng NN&PTNN huyện Hương Khê, trú tại xóm 4, xã Phú Phong – Hương Khê, Hà Tĩnh gửi báo PLVN, chị và anh Lê Quang Vịnh, hiện đang công tác tại dự án thủy điện Bản Vẽ, Tương Dương, Nghệ An, đăng ký kết hôn từ năm 1991 và sinh được 2 cháu gái.
Sau khi cưới nhau, bố mẹ anh Vịnh cho 2 vợ chồng ra ở riêng và cho 1 ngôi nhà cấp 4 mới xây thô trên mảnh vườn 740m2 (đến năm 2009 mới cấp bìa đỏ). Đến năm 2000, chị Nga đã mua thêm mảnh vườn sát miếng đất trên có diện tích là 144m2 (thực tế là 171m2).
Đến tháng 10/2010, do những mâu thuẫn không thể hòa giải được, 2 người đưa đơn ly hôn ra tòa án dân sự huyện Hương Khê. Vụ ly hôn và phân chia tài sản, quyền nuôi con cũng như các nghĩa vụ liên quan đã được thụ lý và xử sơ thẩm, phúc thẩm ở tòa án nhân dân các cấp huyện và tỉnh.
Trong bản án 17/2010/LHPT ra ngày 24/9/2010 của TAND tỉnh Hà Tĩnh đã xử miếng đất 740m2 là tài sản có trước hôn nhân nên đương nhiên thuộc về anh Vịnh. Còn miếng đất có diện tích 141 m2 (thực tế là 171 m2) là tài sản chung. Tuy nhiên, trong phán quyết của tòa, lẽ ra chị Nga được chia 1/2 mảnh đất là 85,5 m2 nhưng trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho chị có nhà ở sau ly hôn để nuôi con (chị Nga được quyền nuôi 2 con chung), tòa đã hoán vị về đất ở giữa chị và anh Vịnh. Cụ thể là chị được chia 185,1 m2 trong phần đất 740 m2 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà mang tên anh Vịnh.
Bản án đã được thi hành, tuy nhiên chị Nga vẫn cho rằng phán quyết của tòa có nhiều điểm bất hợp lý. Đặc biệt là việc hoán vị đất để lấy mảnh đất có căn bếp. Theo chị Nga, mặc dù theo bản án thì có vẻ như chị là người được lợi nhưng thực chất, người được lợi mới chính là anh Vịnh.
Để chứng minh, chị Nga đã đưa PV PLVN đến xem ngôi nhà mà chị được chia. Hiện tại, lối vào không có. Để vào căn bếp mà tòa gọi là “tạo điều kiện cho chị có nhà”, chúng tôi đã phải đi theo 1 con đường nhỏ đầy cây cối. Một bên anh Vịnh đã cho giăng đầy dây thép gai để khoanh vùng mảnh đất của mình được chia.
Đến tháng 10/2010, do những mâu thuẫn không thể hòa giải được, 2 người đưa đơn ly hôn ra tòa án dân sự huyện Hương Khê. Vụ ly hôn và phân chia tài sản, quyền nuôi con cũng như các nghĩa vụ liên quan đã được thụ lý và xử sơ thẩm, phúc thẩm ở tòa án nhân dân các cấp huyện và tỉnh.
Trong bản án 17/2010/LHPT ra ngày 24/9/2010 của TAND tỉnh Hà Tĩnh đã xử miếng đất 740m2 là tài sản có trước hôn nhân nên đương nhiên thuộc về anh Vịnh. Còn miếng đất có diện tích 141 m2 (thực tế là 171 m2) là tài sản chung. Tuy nhiên, trong phán quyết của tòa, lẽ ra chị Nga được chia 1/2 mảnh đất là 85,5 m2 nhưng trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho chị có nhà ở sau ly hôn để nuôi con (chị Nga được quyền nuôi 2 con chung), tòa đã hoán vị về đất ở giữa chị và anh Vịnh. Cụ thể là chị được chia 185,1 m2 trong phần đất 740 m2 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà mang tên anh Vịnh.
Bản án đã được thi hành, tuy nhiên chị Nga vẫn cho rằng phán quyết của tòa có nhiều điểm bất hợp lý. Đặc biệt là việc hoán vị đất để lấy mảnh đất có căn bếp. Theo chị Nga, mặc dù theo bản án thì có vẻ như chị là người được lợi nhưng thực chất, người được lợi mới chính là anh Vịnh.
Để chứng minh, chị Nga đã đưa PV PLVN đến xem ngôi nhà mà chị được chia. Hiện tại, lối vào không có. Để vào căn bếp mà tòa gọi là “tạo điều kiện cho chị có nhà”, chúng tôi đã phải đi theo 1 con đường nhỏ đầy cây cối. Một bên anh Vịnh đã cho giăng đầy dây thép gai để khoanh vùng mảnh đất của mình được chia.
Bên cạnh đó, khu bếp mà chị Nga được chia chỉ là căn bếp 2 gian tối tăm. Anh Vịnh cũng đã xây tường cao quanh khu đất của mình. Vì thế hầu như không có chút ánh sáng nào có thể lọt được vào khu nhà.
“Nói thật nếu như thẩm phán có đến đây mà chứng kiến cảnh 3 mẹ con chúng tôi phải sống trong nhà mình mà cứ như đi chui lủi thế này chắc chắn người ta sẽ phải xem lại cách xét xử của mình. Đi một lối đi nhỏ, hẹp, giăng đầy dây thép gai để vào 1 căn bếp rộng 26,65 m2, tồi tàn, ẩm thấp, quanh năm không thấy ánh sáng. Vì không thể sống được ở đây nên cả 3 mẹ con phải ở nhờ nhà tập thể của cơ quan tôi”.
Chung bức xúc với chị Nga là nhiều người dân ở xóm 4, xã Phú Phong, nơi chị Nga và anh Vịnh cùng 2 con đã sống gần 20 năm, trước khi ly hôn.
Anh L.H.T. cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến chị Nga mua thêm miếng đất 141 m2. Lúc đó, miếng đất chỉ là một ruộng nước sâu. Vì thế một mình chị Nga phải quán xuyến mọi thứ, đặc biệt là trong việc thuê người đổ hàng ngàn xe đất xuống để san lấp, trồng cây. Thế mà bây giờ tòa xử đẩy cả 3 mẹ con vào ở trong một căn bếp ẩm thấp, nhỏ hẹp. Và người bố sau đó đã xây kín 4 phía của căn bếp, “nhốt” người vợ đã bao năm đầu ấp tay gối cùng những đứa con mình sinh ra như nhốt phạm nhân.”
“Nói thật nếu như thẩm phán có đến đây mà chứng kiến cảnh 3 mẹ con chúng tôi phải sống trong nhà mình mà cứ như đi chui lủi thế này chắc chắn người ta sẽ phải xem lại cách xét xử của mình. Đi một lối đi nhỏ, hẹp, giăng đầy dây thép gai để vào 1 căn bếp rộng 26,65 m2, tồi tàn, ẩm thấp, quanh năm không thấy ánh sáng. Vì không thể sống được ở đây nên cả 3 mẹ con phải ở nhờ nhà tập thể của cơ quan tôi”.
Chung bức xúc với chị Nga là nhiều người dân ở xóm 4, xã Phú Phong, nơi chị Nga và anh Vịnh cùng 2 con đã sống gần 20 năm, trước khi ly hôn.
Anh L.H.T. cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến chị Nga mua thêm miếng đất 141 m2. Lúc đó, miếng đất chỉ là một ruộng nước sâu. Vì thế một mình chị Nga phải quán xuyến mọi thứ, đặc biệt là trong việc thuê người đổ hàng ngàn xe đất xuống để san lấp, trồng cây. Thế mà bây giờ tòa xử đẩy cả 3 mẹ con vào ở trong một căn bếp ẩm thấp, nhỏ hẹp. Và người bố sau đó đã xây kín 4 phía của căn bếp, “nhốt” người vợ đã bao năm đầu ấp tay gối cùng những đứa con mình sinh ra như nhốt phạm nhân.”
Không chỉ làng xóm mà đại diện của TAND tỉnh Hà Tĩnh cũng rất bất bình với cách hành xử của anh Vịnh. |
Trao đổi với Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thắng, phó chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ông không phải là người trực tiếp xét xử nhưng ông Thắng vẫn nắm rõ và trăn trở trước vụ việc trên. Tuy nhiên, cũng theo ông Thắng, tòa xét xử như thế là “đúng luật”. Nhưng về mặt đạo lý thì vẫn còn "nhiều cái phải xem xét". Cách hành xử của anh Vịnh với vợ cũ và với các con là hành vi tàn nhẫn và khó chấp nhận, khi anh Vịnh cho xây tường che kín ánh sáng vào ngôi nhà và cho làm hàng rào bằng thép gai.
“Chúng tôi không bàn thêm về bản án vì mọi việc liên quan đến việc xét xử đã xong. Tuy nhiên, việc anh Vịnh xây tường rào che ánh sáng cũng như chăng thép gai là việc làm gây cản trở sinh hoạt của mẹ con chị Nga. Vì vậy chúng tôi cũng muốn đề nghị xóm, xã, chính quyền các cấp có thẩm quyền phải ngăn chặn việc này để đảm bảo cho cuộc sống của mẹ con chị Nga”, ông Thắng cho hay.
“Chúng tôi không bàn thêm về bản án vì mọi việc liên quan đến việc xét xử đã xong. Tuy nhiên, việc anh Vịnh xây tường rào che ánh sáng cũng như chăng thép gai là việc làm gây cản trở sinh hoạt của mẹ con chị Nga. Vì vậy chúng tôi cũng muốn đề nghị xóm, xã, chính quyền các cấp có thẩm quyền phải ngăn chặn việc này để đảm bảo cho cuộc sống của mẹ con chị Nga”, ông Thắng cho hay.
Thiên Ân