Giận và…thương nghi can bắt cóc trẻ sơ sinh để lấy lòng nhà chồng

Nguyễn Thị Lệ (nghi can bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương) đang trở thành “tâm điểm” của các trang báo mạng trong cả nước. Cuộc sống riêng tư của cô được các trang báo mạng đăng tải lý giải phần nào động cơ phạm tội của cô. Nhiều độc giả đã gửi phản hồi bày tỏ sự cảm thông với cô cũng như lên án hành vi mà cô làm. Cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cớ, hồ sơ vụ việc còn gia đình nạn nhân đã bỏ ý định khởi kiện các y bác sỹ bệnh viện phụ sản TW.
Nguyễn Thị Lệ (nghi can bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương) đang trở thành “tâm điểm” của các trang báo mạng trong cả nước. Cuộc sống riêng tư của cô được các trang báo mạng đăng tải lý giải phần nào động cơ phạm tội của cô. Nhiều độc giả đã gửi phản hồi bày tỏ sự cảm thông với cô cũng như lên án hành vi mà cô làm. Cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cớ, hồ sơ vụ việc còn gia đình nạn nhân đã bỏ ý định khởi kiện các y bác sỹ bệnh viện phụ sản TW.
Nghi can Nguyễn Thị Lệ

'Bắt cóc trẻ sơ sinh để lấy lòng nhà chồng'

VnExpress đưa tin: Sáng nay, tại trụ sở cảnh sát hình sự trên phố Thiền Quang, Hà Nội, một điều tra viên cho biết suốt đêm 8/11 Nguyễn Thị Lệ (còn gọi là Mai, 29 tuổi ở Bắc Giang) tỏ thái độ ân hận về những việc đã gây ra. "Cô ta nói đã gây tai tiếng, làm ảnh hưởng xấu đến nhà chồng", vị này kể.

Làm việc với các điều tra viên, Lệ khai trước khi đăng ký kết hôn với người đàn ông ở Đông Anh, cô ta đã có con riêng 5 tuổi. Cháu bé sống cùng ông bà ngoại.

Tháng 10, trong thời gian mang bầu, Lệ và chồng xảy ra mâu thuẫn. Cô ta bỏ về nhà bố mẹ đẻ ở Bắc Giang. "Lệ khai trên chuyến xe buýt đi quãng đường dài cách đây chừng một tháng bị đau bụng và được mọi người đưa vào một bệnh viện. Bác sĩ xác định bào thai đã bị chết lưu", một cảnh sát thuật lại trình bày của nghi can này.

Cô ta cho biết, trong thời gian nằm viện không được người của gia đình nhà chồng thăm hỏi, gọi điện cho chồng cũng không thấy nghe máy. Theo vị điều tra viên, Lệ khai: "Nếu không sinh được con sẽ khó ăn nói với gia đình nhà chồng. Vì áp lực trên, khi bị mất đứa con trong bụng, tôi nảy sinh ý định đánh cắp trẻ sơ sinh để giả là con".

Cơ quan điều tra xác định, từng sinh con ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Lệ nắm rõ các quy luật chăm sóc trẻ cũng như sản phụ, thời gian gia đình được vào thăm nuôi.

"Để chiếm đoạt trẻ em, Lệ lập kế hoạch bài bản. Cô ta lẻn vào tầng 1 nhà G đánh cắp được bộ quần áo blouse, ra cửa hàng ở cổng bệnh viện mua khẩu trang, giả làm cán bộ y tế lẻn vào khoa sản 2", một điều tra viên cho biết.

Khai tại cơ quan công an, nghi phạm cho biết khi lang thang ở khoa này gặp chị Thơm bế bé trai kháu khỉnh nên dừng lại hỏi chuyện. Lệ hỏi cháu bé thăm về đứa trẻ và được người mẹ bảo "con vừa tắm, chưa tiêm phòng".

Sau đó, Lệ lẻn vào phòng của sản phụ Thơm lừa bế con của chị này. Lệ ra khỏi tòa nhà bằng cửa sau, thuê xe ôm chở đến khu vực Ô Cách (quận Long Biên) và bắt taxi về nhà bố mẹ đẻ ở Bắc Giang.

"Bố mẹ hỏi về đứa trẻ, Lệ nói xin được từ một cô gái người miền Nam đang học ở Hà Nội", một trinh sát kể. Sau 3 ngày ở nhà mẹ đẻ, cô cùng một số người thân đưa con của chị Thơm về nhà chồng ở Đông Anh. Ngỡ là con cháu của mình, gia đình chồng chăm sóc đứa trẻ và cô ta chu đáo mà không chút hoài nghi.

Còn theo Vietnamnet thì cuộc đời của “mẹ mìn” Nguyễn Thị Lệ cũng lắm truân chuyên...Lệ năm nay mới 29 tuổi, cô ta đã có con riêng từ khi mới 26. Chuyện tình duyên của Lệ cũng lắm nỗi éo le khi cha của đứa con đầu của Lệ đã “cao chạy xa bay”, khiến Lệ phải một mình sinh con rồi mang con về cho mẹ nuôi.

Bỏ lại quá khứ đau buồn đó, một lần nữa Lệ bước vào một mối quan hệ mới, nhưng dường như lần này cô cũng không được hạnh phúc cho lắm. Yêu và theo anh T. (người chồng hiện tại) về nhà làm vợ, Lệ bỏ ngoài tai mọi điều tiếng thị phi.

Trước khi về làm vợ anh T., Lệ đi bán hàng quần áo ở phố Trần Nhân Tông, Hà Nội. Khi đã yên bề gia thất, vì nhà chồng có xưởng mộc nên Lệ ở nhà phụ giúp công việc cho chồng và gia đình.
Sau 2 năm làm dâu, tới khi có bầu thì hai người đi đăng ký kết hôn. Theo Lệ khai, cô ta và chồng đã đăng ký kết hôn tháng 7 vừa rồi.

Lệ có thai nhưng hai vợ chồng Lệ hay xảy ra mâu thuẫn. Cúi gằm mặt, ép giữa hai cánh tay gầy gò, Lệ cho biết, trong lần mang bầu vừa rồi, khi sắp tới ngày sinh thì cô ta và chồng cãi nhau khá to.

Gần tới ngày đẻ, Lệ xin phép gia đình chồng về nhà mẹ đẻ sinh con. Chị ta đi xe bus về Bắc Giang. Trên xe, đau bụng và bị ngất nên người dân đi đường đưa vào bệnh viện sinh. Cuối cùng, Lệ đã để mất đứa con của mình hôm 10/10 do cháu bé bị ngạt.

Lệ khai đã sinh con tại một bệnh viện ở Gia Lâm, tuy nhiên cơ quan công an chưa xác minh được lời khai này.

Sau khi mất con, Lệ về nhà bạn ở và nghĩ cách bắt cóc cháu bé sơ sinh thay thế con mình. Lệ khai rằng, vì sợ nhà chồng quở trách làm mất cháu bé, cộng thêm việc khi đi viện, chồng và người thân nội ngoại không biết nên Lệ càng quyết tâm đi vào viện bắt trộm bằng được một bé sơ sinh mang về nuôi, bất kể là trai hay gái.

Trưa 9/11, sau 1 đêm ở cơ quan điều tra, Lệ tỏ ra mệt mỏi, uể oải ngồi ăn cơm hộp nhưng cũng chỉ hết được nửa suất.

Tỏ ra lầm lì, kiệm lời, Lệ không muốn chia sẻ gì về việc đã bắt cháu bé. Khi được hỏi, Lệ chỉ cúi mặt, không cố tỏ ra đau khổ, cũng không hề khóc lóc. Bị hỏi nhiều, Lệ nói rằng đã khai cả với cơ quan điều tra.

Trả lời câu hỏi: “Em có ân hận với việc làm của mình không?”, Lệ đáp: “Ân hận bây giờ thì làm gì thì làm gì được?”.

Tranh luận về tội danh và mức hình phạt cho nghi can

Trong lúc cơ quan điều tra lấy khẩu cung của Nguyễn Thị Lệ phục vụ cho công tác điều tra thì nhiều trang báo mạng đã phỏng vấn các chuyên gia pháp lý để “định tội” sớm cho Nguyễn Thị Lệ.

Trang Nguoiduatin.vn dẫn lời luật Võ Xuân Đạt, phó giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn Ka Long: Về mặt thuật ngữ thì không có điều luật nào có tên là “tội bắt cóc trẻ em”! Theo quy định của Bộ luật hình sự từ năm 1999, hiện nay đã được sửa, đổi bổ sung năm 2009 có một số điều luật quy định về hành vi bắt giữ người trái phép như Điều 120 quy định về “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”; Điều 134 quy định về “Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”; Điều 123 quy định về “Tội bắt, giữ hoặc giam  người trái pháp luật”; hay tội mua bán người được quy định tại Điều 119 v.v..

Đối với thuật ngữ bắt cóc chỉ có Điều 134 là quy định “Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”. Theo quy định của điều luật này chúng ta cần lưu ý dấu hiệu tội phạm về mặt khách quan để cấu thành tội phạm này đòi hỏi người phạm tội có hành vi bắt cóc con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản. Hành vi bắt cóc con tin là hành vi bắt giữ người trái phép.

Người bị bắt có thể là trẻ em hoặc người lớn có quan hệ tình cảm thân thiết với chủ tài sản. Việc bắt giữ có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên những thủ đoạn này không có ý nghĩa về mặt định tội. Hành vi bắt cóc được thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Bắt cóc được coi là thủ đoạn để có thể thực hiện được việc chiếm đoạt.
Cháu bé bị bắt cóc
Nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt mà nhằm mục đích khác thì hành vi bắt cóc không cấu thành tội này. Để đạt được mục đích chiếm đoạt người phạm tội có hành vi tiếp theo hành vi bắt cóc con tin là hành vi đe dọa người thân của con tin. Việc người phạm tội có đạt được mục đích đó hay không, có đe dọa được hay không, không có ý nghĩa về định tội danh. Tội này hoàn thành ngay từ khi người phạm tội có hành vi bắt cóc và hành vi đe dọa chủ tài sản.

Về mặt chủ quan của tội phạm thì lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, mục đích của người phạm tội là mục đích chiếm đoạt tài sản. Hình phạt cao nhất của tội này là tù chung thân, ngoài ra hình phạt bổ sung được quy định cho tội này là phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Theo luật sư Đạt thì việc định tội danh phải có kết luận của cơ quan điều tra chúng ta bước đầu mới có thể định tội danh được. Đối với người phạm tội, kết luận họ phạm tội gì chúng ta phải căn cứ vào Bản án cuối cùng của Tòa án. Đối với vụ án trên với những thông tin có được tôi chưa thể kết luận là người phụ nữ đó phạm tội gì được. Với những thông tin tôi biết được qua báo chí thì tôi đang suy nghĩ tới theo hướng xác định tội của cô ta theo Điều 120 hoặc Điều 134. Tuy nhiên tôi đặc biệt tôi đang lưu tâm tới Điều 120 về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Nếu như có đủ dấu hiệu cấu thành tội này thì Điều 120 quy định hình phạt cao nhất hình phạt tù chung thân (Khoản 2 Điều 120), ngoài ra Điều 120 còn quy định hình phạt bổ sung cho tội này là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Đối với những người có liên quan thì có thể chịu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm hoặc tội che giấu tội phạm hoặc tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự tùy theo hành vi phạm tội thực tế của họ.

Thành Lê ( Tổng hợp)

Đọc thêm