Gói hỗ trợ sẽ đến người lao động trong tháng 4?

(PLVN) -Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, riêng trong quý I đã có 153.000 người nộp hồ sơ hưởng chính sách thất nghiệp. Đời sống người lao động, nhất là khu vực du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và lực lượng lao động tự do rất khó khăn; phần đông đã phải nghỉ việc. 
Để kịp thời hỗ trợ cho người dân, ngành LĐ-TB&XH phấn đấu về cơ bản ở trong tháng 4 sẽ triển khai thực hiện (ảnh minh họa)
Để kịp thời hỗ trợ cho người dân, ngành LĐ-TB&XH phấn đấu về cơ bản ở trong tháng 4 sẽ triển khai thực hiện (ảnh minh họa)

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, ngành LĐ-TB&XH đã tiến hành đánh giá, khảo sát và kiểm tra thực tiễn ở rất nhiều đơn vị, nhiều cơ sở. Nếu tiếp tục đà dịch như thế này thì tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, mất việc làm trong tháng 4 và tháng 5 sẽ khoảng 2,5 triệu người nhưng nếu dịch tiếp tục bùng phát thì số lao động mất việc, thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp sẽ nên dẫn đến khoảng 3,5 - 4 triệu người. 

"Đứng trước tình hình như vậy, chắc chắn chúng ta không thể không có những giải pháp mạnh để hỗ trợ người dân, để cùng với người dân vượt qua khó khăn", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Để kịp thời hỗ trợ cho người dân, ngành LĐ-TB&XH phấn đấu về cơ bản ở trong tháng 4 sẽ triển khai thực hiện.

"Cụ thể, đối với một số đối tượng như người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo thì ngay trong tháng 4 này được thụ hưởng chính sách này. Còn đối tượng thụ hưởng từ chính sách bảo hiểm xã hội thì tuần này cũng sẽ được triển khai. Tôi cũng đã trao đổi với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách xã hội và ngay trong tuần này khi Thủ tướng ký quyết định về tiêu chí và cách làm thì đơn vị nào, cá nhân có đầy đủ thủ tục chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội có thể trả lời ngay",  Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, về cơ bản chính sách này sẽ được triển khai trong tháng 4 nhất là gói hỗ trợ thực hiện 1 lần và chi trọn gói. Còn những đối tượng có quan hệ lao động sẽ được triển khai thông qua hệ thống doanh nghiệp và xác nhận của hệ thống chính quyền địa phương. Thời điểm nào có hồ sơ, thì sau 5 ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải giải quyết,

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm, thời gian gần đây Bộ đã nhận được hàng trăm cuộc điện thoại và nhắn tin hỏi về nhóm lao động tự do được nhận hỗ trợ gói an sinh này.

Việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó, nhưng là đây lại là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tác động sâu nhất
 Việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó, nhưng là đây lại là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tác động sâu nhất 

Theo Bộ trưởng, việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó, bởi khó định lượng được tiêu chí, công việc nhưng là đây lại là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tác động sâu nhất bởi đại dịch lần này. Do đó," khó mấy chúng ta vẫn phải làm và tìm cách để làm sao làm nhanh nhất". 

Để khắc phục được những khó khăn đó, trong dự thảo Thông tư sẽ trình Thủ tướng vào ngày 15/4, dự kiến có 7 nhóm lao động tự do bao gồm: những người bán hàng rong quà vặt, những người làm xe ôm, những người thu rác, bốc vác, bán vé số, những lao động trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe…

Sau khi có Quyết định của Thủ tướng sẽ có Thông tư của Bộ sẽ chi tiết hóa lên một bước nữa để cho các địa phương dựa vào đó để khảo sát, đánh giá và lên danh sách cụ thể.

"Trong Quyết định và trong Thông tư sẽ hướng dẫn rất là kỹ. Ví dụ như là đối tượng người có công này bảo trợ xã hội thì do ngành LĐ-TB&XH tiến hành kê khai và trực tiếp chi trả. Còn đối tượng thuộc diện nghèo và hộ nghèo thì do UBND cấp xã trực tiếp quản lý kê khai và chi trả. Còn đối tượng thuộc diện mà tạm dừng đóng bảo hiểm thì do bảo hiểm xã hội của cấp huyện chi trả" ông  Đào Ngọc Dung thông tin. 

Đọc thêm