Hơn 300 nghìn lượt hộ dân Thanh Hóa được vay vốn chính sách

(PLO) - Tính đến cuối tháng 5/2016, tổng nguồn vốn tín dụng đạt 7.606,2 tỷ đồng, tăng 286,2 tỷ đồng (+3,91%) so với đầu năm. Trong đó, ngoài nguồn vốn cân đối từ Trung ương 6.787,9 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất, thì nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 138,2 tỷ đồng, chiếm tăng 5,8 tỷ đồng (+ 4,3%) so với đầu năm.
Gia đình chị Lê Thị Tuyến ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư cơ sở làm nước mắm, cá khô đã thu hút nhiều lao động địa phương
Gia đình chị Lê Thị Tuyến ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư cơ sở làm nước mắm, cá khô đã thu hút nhiều lao động địa phương

Đến ngày 31/5/2016, doanh số cho vay toàn tỉnh đạt 1.188,8 tỷ đồng, với 43,1 ngàn lượt khách hàng được vay vốn. Vốn vay tập trung cho vay các chương trình như: cho vay hộ nghèo: 424,4 tỷ đồng; hộ cận nghèo: 328,5 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo: 137,7 tỷ đồng; Học sinh, sinh viên: 33,9 tỷ đồng; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 154,9 tỷ đồng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn: 85,1 tỷ đồng ... 

Doanh số thu nợ 925,7 tỷ đồng, tập trung thu nợ các chương trình như: cho vay hộ nghèo: 413,7 tỷ đồng; Học sinh, sinh viên: 175 tỷ đồng; hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn: 87,9 tỷ đồng; hộ cận nghèo: 114,4 tỷ đồng; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 71,2 tỷ đồng; giải quyết việc làm: 16 tỷ đồng; hộ nghèo xây dựng nhà ở theo Quyết định 167 là 4,6 tỷ đồng...

Dư nợ tập trung ở một số chương trình tín dụng lớn như: hộ nghèo đạt 2.540 tỷ đồng; Học sinh sinh viên: 1.231 tỷ đồng; hộ cận nghèo 1.351 tỷ đồng; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 789,3 tỷ đồng...

Như vậy, đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Thanh Hóa đạt 7.535,7 tỷ đồng, tăng 263 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng là 3,62%, hoàn thành 96% chỉ tiêu kế hoạch. Hiện nay, có 300,3 ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn, bình quân 25 triệu đồng/ khách hàng.

Tăng trưởng dư nợ tập trung ở các chương trình như cho vay hộ nghèo tăng 10,6 tỷ đồng; hộ cận nghèo tăng 184 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo tăng 132 tỷ đồng; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng 83,7 tỷ đồng; xuất khẩu lao động tăng 5 tỷ đồng (chủ yếu cho vay để ký quỹ đi lao động tại Hàn Quốc); hộ nghèo xây dựng nhà phòng tránh bão, lụt theo Quyết định 48 tăng 1,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, một số chương trình giảm dư nợ như:  chương trình cho vay học sinh sinh viên giảm 141 tỷ đồng; hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn giảm 2,8 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ, duy trì và tạo việc làm giảm 3,9 đồng, cho vay hộ nghèo làm nhà ở Quyết định 167 giảm 4,6 tỷ đồng...

Các chương trình cho vay ưu đãi đã giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo, hàng trăm ngàn lao động có thêm việc làm..., góp phần lớn cho phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. 

Đọc thêm