“Mỗi một bức tranh mình vẽ ra đều là một thông điệp muốn gửi gắm, chia sẻ với những người khuyết tật để cùng giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống…”. Đó là những tâm sự từ đáy lòng của chàng họa sĩ tật nguyền Lê Quang Lĩnh (249- đường Trần Phú – Thành phố Hà Tĩnh).
Họa sỹ Lê Quang Lĩnh |
Chiến đấu với bệnh tật để theo đuổi ước mơ
Gặp Lĩnh trong căn nhà nhỏ ở đường Trần Phú – Hà Tĩnh, tôi đã được “mục sở thị” nơi sáng tác của chàng họa sĩ tài hoa này, và được nghe anh tâm sự về những thăng trầm của cuộc đời. Với những tiếng nói có phần không rõ do bị bệnh tật bẩm sinh, và phải nhờ tới sự trợ giúp của người bố anh là ông Lê Quang Việt, tôi mới phần nào hiểu được thêm về nghị lực của chàng trai trẻ này.
Lê Quang Lĩnh sinh năm 1985, gia đình anh có 3 anh em, và Lĩnh là người anh cả. Khi sinh ra, Lĩnh cũng phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng năm lên một tuổi anh bị chứng bệnh co cơ, từ đó dẫn tới chân tay của anh trở nên tật nguyền khó cử động, và sau đó khi đi khám ở bệnh viện thì anh được chẩn đoán là bị bại não.
Biết mình bị bệnh tật như vậy, càng lớn Lĩnh càng buồn. Ban đầu gia đình cũng cho anh đi học, nhưng khổ nỗi bệnh tật cứ hành hạ và không cho anh nuôi dưỡng ước mơ đèn sách. Và thế là đến năm học lớp 5, Lĩnh đành phải nghỉ học để chống chọi với bệnh tật.
Rất may mắn là gia đình đã phát hiện năng khiếu hội họa và nuôi dưỡng nó cho Lĩnh. Và cũng từ đây, hội họa đã “cứu rỗi” anh ra khỏi những tối tăm của cuộc sống, mang lại sự lạc quan nhất định cho anh trên chặng đường đời khốc liệt.
Để đến với hội họa, Lĩnh đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Một người họa sĩ cần có một đôi tay thẳng, đẹp, một trí tuệ thật minh mẫn. Lĩnh thì không được như vậy, đôi tay anh bị dị tật, rồi bị bại não nên trí tuệ cũng không bằng được những người bình thường. Hơn nữa, khả năng giao tiếp của anh cũng rất hạn chế, bởi vì anh nói câu rõ câu không.
Chính những điều đó là vật cản ngăn anh tiếp xúc với hội họa. Và thế là anh đã phải rèn luyện những khiếm khuyết của bản thân mình qua ngày tháng. Và với sự cố gắng ấy, trong mắt mọi người anh vẫn được xem là một người “họa sĩ” thực thụ.
Những thành công…
Với Lĩnh, có lẽ thành công đến với anh là thành quả đền đáp cho một quá trình nỗ lực và phấn đấu không biết mệt mỏi. Ban đầu anh cứ vẽ và vẽ cho quên đời, vẽ để xua đi những ám ảnh về sự bất công của số phận.
Một tác phẩm của Lĩnh |
Lâu dần, những tác phẩm của anh càng ngày càng hoàn thiện, và thông qua các kênh khác nhau trên Internet, Lĩnh đã gửi những bức tranh của mình đi dự thi ở các buổi triển lãm tranh. Và rồi, anh cũng đã có những tác phẩm ghi danh và những kỉ niệm đáng nhớ.
Tranh của Lĩnh từng được đem đi dự thi ở rất nhiều triển lãm. Năm 2003 Lĩnh có tác phẩm “Một góc thị xã” tham gia triễn lãm Mỹ thuật khu vực IV Bắc Miền Trung tại tỉnh Thanh Hóa. Tháng 8 năm 2006 tác phẩm “Lễ Hội” cũng được tham gia triễn lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miềm trung ở tỉnh Hà Tĩnh.
Và có lẽ, kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với anh chính là tháng 12 năm 2006, khi đó, Lĩnh tham gia cuộc thi tranh vẽ “Alaxan – Chiến thắng nỗi đau” với tác phẩm “Mùa chim làm tổ”. Điều vinh dự đối với anh là anh đã giành được giải nhất cuộc thi lần này, đó là một dấu mốc mà theo anh là “đáng nhớ nhất trong đời họa sĩ”.
Thế nhưng, Lĩnh không hề để ý tới những giải thưởng. Giải thưởng đối với anh chỉ là một sự khích lệ để anh có thể tạo nên nhiều kiệt tác mà thôi: “Tôi không mơ ước trở thành họa sĩ lớn, tôi chỉ vẽ theo cảm xúc để ghi lại những hình ảnh xung quanh đã cho tôi nhiều tình cảm đối với chúng, chỉ có hội họa mới mô tả được hết và tha hồ bay bổng trên những nét cọ với những màu sắc phối hợp sôi động. Chỉ thế thôi!”
Và khát khao, ước mơ…
Khi vẽ tranh, Lĩnh chủ yếu vẽ tranh về những người khuyết tật, những người bị nỗi đau chất độc da cam. Anh vẽ tranh nhằm khích lệ, động viên họ, giúp họ thấy được những khát khao mà cố gắng vượt lên nỗi đau để chiến đấu với cuộc sống khắc nghiệt. Và cũng chính vì thế, anh đang khát khao và mơ ước có một ngày sẽ tổ chức một buổi “Triển lãm tranh về trẻ em bị chất độc da cam” với những bức tranh do chính anh vẽ lên.Anh bảo rằng vì mình cũng bị khuyết tật, nên anh hiểu được nỗi đau của những con người đồng cảnh ngộ như mình”
Trong các bức tranh, anh bảo rằng không chỉ thể hiện những nỗi đau của các em, mà đó còn thể hiện sự phấn đấu của các em để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và khát khao của anh cũng chính là vì thế, anh mong muốn rằng sẽ có một buổi triển lãm về những bức tranh ấy để có tiền gửi tới giúp đỡ các em. Nhưng mong muốn dản dị ấy bây giờ vẫn như là một giấc mơ xa vời…
Khi được hỏi rằng anh có bao giờ từ bỏ ước mơ, khát khao ấy của mình không. Anh bảo rằng không bao giờ từ bỏ, bởi vì người họa sĩ bên cạnh tạo ra những tác phẩm thì cũng cần phải có cái “tâm” của mình. Cái tâm đó chính là sống với những
Hùng Lê