Khe cửa hẹp cho học sinh khuyết tật

Sinh ra với sự khuyến khuyến của cơ thể, người khuyết tật rất cần sự cảm thông, chia sẻ của xã hội, nhưng ngay từ khi bắt đầu có ý muốn hòa nhập cuộc sống, họ đã gặp nhiều trở ngại. Những giọt nước mắt của một số bậc phụ huynh bất lực trước cảnh xin học cho con, như những cái gai đâm vào lòng xã hội nhức nhối. 

Sinh ra với sự khuyến khuyến của cơ thể, người khuyết tật rất cần sự cảm thông, chia sẻ của xã hội, nhưng ngay từ khi bắt đầu có ý muốn hòa nhập cuộc sống, họ đã gặp nhiều trở ngại. Những giọt nước mắt của một số bậc phụ huynh bất lực trước cảnh xin học cho con, như những cái gai đâm vào lòng xã hội nhức nhối. 

Trẻ khuyết tật rất cần sự quan tâm của cộng đồng
Trẻ khuyết tật rất cần sự quan tâm của cộng đồng
Gian nan tìm trường
Tại Hà Nam có trường hợp học sinh bị nhà trường từ chối không tuyển vào học tiểu học vì em bị khuyết tật. Vì thế, cha mẹ đã phải đưa con mình đến Hội người khuyết tật Hà Nam để hỏi làm thế nào được vào học mà không hề biết mình có quyền được đi học. Sau khi biết người khuyết tật (NKT) có quyền đi học và các trường có trách nhiệm nhận NKT vào học, cha mẹ học sinh đã quay lại trình bày với trường tiểu học và được chấp nhận. 
Một cô giáo của quận Đống Đa chia sẻ “Trong lớp học của tôi có một học sinh bị khuyết tật. Em 7 tuổi bị khuyết tật thần kinh dạng nhẹ gây ảnh hưởng đến nhận thức và tinh thần. Gia đình em sống ở Thanh Xuân. Trước khi học sinh vào trường để học, phụ huynh của em phải vất vả xin học ở một số trường nhưng không được chấp nhận. Chính vì thế, gia đình phải li tán, bố và người con gái đầu ở nhà tại Thanh Xuân, người mẹ và đứa con trai khuyết tật đang học lớp 1 phải ở trọ tại Đống Đa cho gần trường. Không phải là gia đình khó khăn, cha mẹ em đã từng đưa em vào học một trường khuyết tật liên kết quốc tế nhưng ở trường đó bệnh tình và tinh thần của em càng nghiêm trọng do tiếp xúc nhiều với học sinh khuyết tật nặng hơn. Vị phụ huynh tâm sự: mục tiêu cho con vào các trường học bình thường để con được hòa nhập, học tập và vui chơi cùng các bạn bình thường khác, từ đó biết nhận thức rằng không được lấy đồ chơi của bạn, biết tôn trọng thầy cô giáo và bạn bè. Còn khả năng nhận thức kém thì phụ huynh sẽ cố gắng kèm cặp thêm ở nhà”.  
“Dở khóc, dở cười”
Theo Luật NKT, căn cứ vào mức độ khuyết tật, tuổi, giới tính có ghi trên giấy xác nhận khuyết tật, NKT sẽ được hưởng chính sách của nhà nước. Mức độ khuyết tật khác nhau sẽ được hưởng chính sách khác nhau, bao gồm chính sách trong giáo dục như ưu tiên trong tuyển sinh, được miễn, giảm một số môn học, miễn, giảm học phí, cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập; chính sách trong học nghề và việc làm... Tuy nhiên, nhiều thầy cô giáo không nắm rõ luật khiến học sinh của mình rơi vào tình huống dở khóc, dở cười. 
Sinh viên Nguyễn Ngọc Công – Đại học Kinh tế, Đại học QGHN bị khuyết tật thể nhẹ bàn tay nên việc học văn hóa không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, sinh viên này không thể thực hiện được động tác tung bóng đúng kỹ thuật của môn Giáo dục thể chất cho dù em có cố gắng tập luyện đến mức nào đi chăng nữa. Thầy giáo dạy thể chất biết được nhưng chỉ cho phép em nợ môn và luyện tập khi nào thực hiện đúng động tác thì mới cho qua mà không cho phép em thay bóng rổ bằng môn khác. Đây lại là môn học điều kiện, phải qua được mới được tốt nghiệp. Trong khi NKT được miễn giảm một số môn học hoặc nội dung, hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng được.
Đến năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội đều phải đảm bảo điều kiện tiếp cận cho NKT. Điều 30, Luật NKT nêu rõ: “Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phải bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với NKT, không được từ chối tiếp nhận NKT nhập học trái với quy định của pháp luật. Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT” 
Theo Nhà báo Nguyễn Thanh Thuý - Cố vấn Ban soạn thảo Luật người khuyết tật: “Thống kê của UNDP (LHQ) cho thấy chỉ có 6% dân số biết đến Pháp lệnh về người tàn tật. Khó khăn lớn nhất trong việc thi hành Luật người khuyết tật là nhận thức chưa đầy đủ về NKT của các cơ quan Trung ương, địa phương, nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp, trường học, người dân… Sự ban ơn, phân biệt đối xử vẫn còn nằm sâu trong ý thức của số đông người dân”.
Uyên Na- Giang Nguyễn

Đọc thêm