Khó “bốc thuốc” tai nạn giao thông, vì sao?

“Tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn còn nhiều, vì sao?” Câu hỏi này một nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Nó đã không ít lần được đặt ra trong xã hội cũng như tại các cuộc hội thảo, các cuộc làm việc cấp cao bàn về vấn đề an toàn giao thông (ATGT). Nhưng câu trả lời luôn là một sự… “bất lực”.

[links()]“Tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn còn nhiều, vì sao?” Câu hỏi này một nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Nó đã không ít lần được đặt ra trong xã hội cũng như tại các cuộc hội thảo, các cuộc làm việc cấp cao bàn về vấn đề an toàn giao thông (ATGT). Nhưng câu trả lời luôn là một sự… “bất lực”.

Một vụ tai nạn giao thông
Một vụ tai nạn giao thông

Bất lực nhìn giao thông lộn xộn

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lái xe không chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông, đã uống rượu bia vẫn còn lái xe, nghe điện thoại, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn đường, ngủ gật khi lái xe…

Tiếp đến là câu chuyện về hạ tầng, đơn cử ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM có hơn 120 nút giao thông thường xuyên ùn tắc và 54 vụ ùn tắc kéo dài. Bộ GTVT thừa nhận, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành giao thông còn nhiều hạn chế, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn quá thấp, chỉ chiếm 6-7% diện tích đất đô thị…

Nhìn thấy, “bắt được bệnh” nhưng khó “bốc thuốc”. Đó là sự đau khổ hiện nay của ngành giao thông mà chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu kinh phí.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG) cho biết, để đảm bảo ATGT thì phải giải tỏa hành lang ATGT, về vấn đề này Chính phủ có riêng Quyết định 1856 nhưng về cơ bản chúng ta vẫn chưa thực hiện được vì không có tiền.

Thứ hai là để chống ùn tắc tại các thành phố lớn thì phải phát triển hệ thống vận tải công cộng như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, hệ thống xe buýt làm đường riêng nhưng giờ vẫn không có tiền để triển khai.

TP.HCM mới khởi công được 19km tàu điện ngầm đầu tiên và mãi đến năm 2016 mới có thể đưa vào hoạt động một phần.

Thứ ba là câu chuyện di dời các công sở, trường học ra khỏi nội đô và dành đất đó cho giao thông tĩnh là làm bãi đỗ xe, công viên. Chủ trương rất đúng nhưng chưa thể thực hiện vì thiếu tiền…

Cả người dân và lãnh đạo đều cần được thay đổi nhận thức

Trong một lần trả lời phỏng vấn Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia đã nhận định: “Hình ảnh tham gia giao thông ở Việt Nam có thể tóm gọn trong ba từ là “rất lộn xộn”, đến mức mà bạn bè quốc tế khi đến nước ta thì cẩm nang đầu tiên họ tìm hiểu là tham gia giao thông thế nào cho khỏi bị tai nạn. Đây là điều đáng buồn!. Có một bộ phận người Việt nhất là giới trẻ coi việc vi phạm ATGT như một chiến tích và như vậy hình ảnh đất nước con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế sẽ bị giảm sút thông qua bức tranh giao thông”.  

Như vậy, muốn giảm thiểu TNGT và chống ùn tắc giao thông bền vững thì phải bắt đầu từ ý thức người tham gia giao thông.

Thế nhưng, phải nhìn thấy rằng ý thức tham gia giao thông có văn hóa nhất thiết phải nằm trong nền tảng văn hóa xã hội và tổng hòa của rất nhiều góc độ. Như vậy, không chỉ từ phía người tham gia giao thông mà các cơ quan nhà nước và cả hệ thống chính trị đều phải vào cuộc và có trách nhiệm.

Hiện nay bên cạnh ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn rất kém thì việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của một bộ phận cán bộ chưa quyết liệt, không đảm bảo tinh răn đe, nhiều nơi còn xảy ra tiêu cực nên đã gây ra tình trạng nhờn luật.

Do đó phải song song thay đổi căn bản nhận thức và ý thức của người dân khi tham gia giao thông lẫn nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông để họ coi việc giảm thiểu tai nạn và ùn tắc là trách nhiệm của mỗi người dân và của toàn xã hội.

Xuân Hoa

Đọc thêm