Hôm nay 27/8/2013, tại Khách sạn Intercontinental, số 1A Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam phối với với Tổ chức Human Society International (HSI) tổ chức "Hội thảo chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức giảm cầu về Tê giác".
Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức cho các bên liên quan và các cơ quan báo chí về bảo tồn loài hoang dã nói chung và tê giác nói riêng.
“Hợp tác quốc tế là yêu cầu tất yếu để giải quyết những vấn đề có giá trị quốc tế khu vực, trong đó có vấn đề quản lý các hoạt động chung để bảo tồn các loài hoang dã, nhất là đối với những loài có nguy cấp cao như tê giác, voi, gấu, hổ…. Việt Nam cam kết thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế và bảo tồn. Tôi mong các tổ chức quốc tế phối hợp, hỗ trợ Việt Nam và Nam Phi thực hiện có hiệu quả Bản ghi nhớ song phương chúng tôi đã ký năm 2012, trong đó có kế hoạch hành động chung về bảo tồn quần thể tê giác ở Nam Phi”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam kiêm Trưởng ban chỉ đạo liên ngành thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã(Viet Nam – WEN) Tiến sỹ Hà Công Tuấn khẳng định.
Hội thảo được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi với sự tham gia của đại sứ quán các nước tại Việt Nam. |
Những lời thêu dệt về công dụng của sừng tê giác như giảm sốt, giải rượu, hay nhiều người còn đem sừng tê giác để làm quà để thử hiện sự đẳng cấp hay có tin đồn sừng tê giác chữa được bách bệnh khiến cho giá sừng tê giác tăng cao.
Trong vài năm qua hàng trăm sừng tê giác được săn bắn hợp pháp bởi người Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc dưới dạng mẫu vật săn bắn. Lợi dụng sự lỏng lẻo của giới chức Nam Phi đối với mẫu vật săn bắn mà những “tay săn trộm” này đã đem vào thị trường trái phép khiến nhu cầu mua sừng tê giác phát triển mạnh ở Châu Á.
Theo nghiên cứu áp dụng công nghệ cao thì sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh mà trong sừng tê giác chỉ có chất keratin và các thành tố khác có hại cho sức khỏe con người.
Bà Teresa Telecky, GĐ Bộ phận loài hoang dã, tổ chức Human Society International cho biết: “ Chúng tôi rất vui mừng được phối hợp với cơ quan quản lý CITES Việt Nam về vấn đề quan trọng này. Giảm cầu đối với sừng tê giác ở Việt Nam sẽ chấm dứt thị trường cho các mạng lưới tội phạm buôn bán trái phép và đây là một trong những giải pháp quan trọng để cứu mạng sống của loài tê giác”.
Chiến dịch này sẽ được triển khai tới các bên liên quan chính như phụ nữ, doanh nhân, sinh viên, các đối tượng hành nghề Tây y và Đông y để xây dựng và thực hiện các chiến lược giảm cầu trong cộng đồng.
Wiliam Fowlds – một cán bộ thú y về loài hoang dã của Nam Phi chia sẻ: “Tôi ở đây để chia sẻ với mọi người rằng sừng tê giác đã được vận chuyển đến Việt Nam đã được cắt một cách tàn bạo từ đầu của những con vật này khi chúng vẫn còn sống. Với tôi đó là sự thật về việc săn trộm tê giác diễn ra hàng ngày”.
Ngoài Nam Phi, Kenya, Zimbabue và Ấn Độ cũng báo cáo bị săn trộm một số lượng tê giác. Trong vòng 3 năm qua cả Zimbabur và Việt Nam đã chứng kiến sự tuyệt chủng của quần thể tê giác.
Các nhà bảo tồn cảnh báo rằng ở Nam Phi cả tê giác đen và tê giác trắng tự nhiên có thể bị tuyệt chủng trước năm 2026.
Nguyên Vũ