Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình: 'Di sản hoang tàn' của ông Cấn Văn Nghĩa?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại sao SVĐ Mỹ Đình được đầu tư hàng chục triệu USD lại trở nên "hoàng tàn" như vậy? Phải chăng là "di sản bỏ lại" của cựu Giám đốc Cấn Văn Nghĩa?
Mặt cỏ sân Mỹ Đình quá xấu trong trận Việt Nam gặp Australia tại Vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Mặt cỏ sân Mỹ Đình quá xấu trong trận Việt Nam gặp Australia tại Vòng loại thứ 3 World Cup 2022.

Đất dành cho thể thao được giám đốc cho thuê vô tội vạ

Khi truyền thông lên tiếng SVĐ Mỹ Đình như “bãi cỏ trâu gặm” khiến cho công luận ngỡ ngàng một SVĐ quốc gia lại hoang tàn như vậy. Đây chính là “di sản để lại” của ông Cấn Văn Nghĩa, vị GĐ Khu liên hợp thể thao quốc gia

Vào tháng 6/2021 vừa qua, Thanh tra Chính phủ có Kết luận thanh tra số 1016/ TB-TTCP về việc Thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (KLHTTQG) (đơn vị quản lý sân vận động Mỹ Đình, Cung thể thao dưới nước) trong giai đoạn 2009-2018.

Theo kết luận của Thanh tra Chính, “trong thời kỳ giữ chức giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (từ năm 2009), ông Cấn Văn Nghĩa đã không làm đúng nhiều quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng tài sản công”.

Cụ thể, dưới thời ông Nghĩa làm giám đốc đã không thực hiện công khai (năm 2009-2012), cố ý không thực hiện công khai (từ năm 2013) các hợp đồng cho thuê mặt bằng tại các khu đất, vi phạm quy định của Bộ Tài chính.

Các hợp đồng mà khu liên hợp ký kết không minh bạch, rõ ràng, quản lý đất cho thuê không sát sao, dẫn đến nhiều sai phạm. Kết luận Thanh tra Chính phủ nêu trong các hợp đồng “đều có quy định doanh nghiệp không được cho thuê lại mặt bằng nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều cho thuê lại mặt bằng, giá cho thuê lại cao gấp 3 lần giá khu liên hợp cho thuê (năm 2018, khu liên hợp ký hợp đồng với 17 doanh nghiệp nhưng thực tế có 144 doanh nghiệp sử dụng mặt bằng đất)”.

Giám đốc Cấn Văn Nghĩa đã quá lạm quyền khi giảm trừ tiền, thời gian tính tiền thuê mặt bằng cho 15 doanh nghiệp với lý do không rõ ràng, chưa khách quan, không được thông qua Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Công đoàn; cho 7 doanh nghiệp thuê mặt bằng với đơn giá thấp hơn trong Quy chế quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở vật chất; chưa thu được hết tiền cho thuê mặt bằng của 5 doanh nghiệp; hạch toán thiếu công nợ phải thu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Kinh Bắc từ năm 2012, làm giảm nguồn thu của khu liên hợp với tổng số tiền gần 9,4 tỉ đồng.

SVĐ quốc gia Mỹ Đình

SVĐ quốc gia Mỹ Đình

Tiền thu đất để ngoài sổ sách

Ông Cấn Văn Nghĩa còn làm lơ khi KLHTTQG đã thanh lý hợp đồng cho thuê ngày 30/4/2018, nhưng vẫn để một số doanh nghiệp tiếp tục cho thuê lại mặt bằng sau thời điểm thanh lý.

Khu liên hợp cũng đã vi phạm quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, tài sản công. Không lập đề án sử dụng tài sản công theo quy định của Chính phủ.

Cụ thể: Giám đốc khu liên hợp đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Thương mại và phát triển Xây dựng Thiên Sơn mượn 500 m đất để làm bãi rửa xe là vi phạm Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước, vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng, gây thiệt hại nguồn thu của khu liên hợp số tiền là 160 triệu đồng.

Một số hợp đồng cho thuê tài sản có nội dung sử dụng tài sản không đúng mục đích, công năng của tài sản khi đầu tư xây dựng, mua sắm, không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao như cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng, kho đựng vật liệu, chợ đêm...

Lãnh đạo khu liên hợp có chủ chương cho phép, tạo điều kiện cho công đoàn cơ quan sử dụng mặt bằng khu vực sân Mỹ Đình kinh doanh một số dịch vụ; cho phòng chức năng của khu liên hợp sử dụng mặt bằng tự tổ chức hoạt động số tiền thu được là hơn 2,8 tỉ đồng nhưng không nộp và hạch toán dịch vụ.

Theo kết luận, số tiền vi phạm của KLHTTQG là gần 777 tỉ đồng, trong đó có 658 tỉ đồng tiền thuê đất chưa nộp và chậm nộp.

Dự kiến vào cuối tháng 9 hoặc đến tháng 10/2021, ông Cấn Văn Nghĩa – nguyên Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình sẽ phải tiến hành kiểm điểm theo nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

Thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu thu hồi số tiền 584 triệu đồng từ ông Cấn Văn Nghĩa và ông Nguyễn Việt Tiến - nguyên phó giám đốc khu liên hợp - vì đã cho mượn đất và 12 gian nhà thuộc Cung thể thao dưới nước. Ông Nghĩa cũng bị yêu cầu phải nộp 160 triệu đồng do cho một doanh nghiệp lấy đất làm bãi rửa xe gây thất thoát cho Nhà nước...

Dù vậy, đến ngày 13-9, ông Cấn Văn Nghĩa mới nộp lại 300 triệu đồng. KLHTTQG cho biết đang tiếp tục "đòi" bằng được tiền của ông Nghĩa và một số cá nhân vi phạm khác.

Thuộc Khu liên hợp thể thao quốc gia, khởi công năm 2001, khánh thành 2003 với tổng kinh phí 53 triệu USD

Sức chứa: 40.000 chỗ ngồi

Sửa chữa: năm 2010, 2016, 2021

(Bài 2: “Ma thuật” trúng thầu sữa chữa KLHTTQG)

Đọc thêm