Cây cồng cộng chữa viêm xoang
Viêm xoang là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nhiều người chủ quan không nghĩ đến những biến chứng nguy hiểm kéo theo. Viêm xoang có thể dẫn đến rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh và biến chứng sang tâm thần phân liệt rất nhanh. Những biến chứng khác như suy thận, suy gan, phổi nóng không thể điều hòa được lượng nước uống vào khiến cơ thể lúc nào cũng nóng bức như lò lửa, dẫn đến nóng tính.
Viêm xoang có hai loại: viêm sàng trước và viêm sàng sau. Viêm xoang sàng trước với các triệu cơ bản như chảy mũi chảy có mùi khó chịu, đau đầu kèm cảm giác đau nhức cơ cổ và vai. Khi phát bệnh, con người thường xuyên cáu gắt, tâm tính khó chịu. Nếu không điều trị dứt được, bệnh sẽ khiến vỏ não tổn thương, đặt biệt là các dây thần kinh trung ương tập trung ở cổ bị ảnh hưởng nặng. Từ tâm tính bất ổn dẫn đến bệnh lý tâm thần rất gần. Đối với viêm sàng sau, biểu hiện chủ yếu như nhức đầu, đau âm ỉ vùng đỉnh đầu.
Với viêm xoang sàng sau, mủ luôn ứ đọng, dính ở vòm họng, thành sau họng nên luôn có cảm giác khó chịu ở họng. Ở người cao tuổi, chứng viêm xoang dễ dẫn đến viêm khí – phế quản mãn tính.
Với cả hai biến chứng trên, lương y Thái khuyên cách thức chữa trị: Dùng cây cồng cộng (ngải bìm bịp) nấu chín rồi cho thêm cây cám dây (dạng dây leo), sau đó để nguội để uống thay nước.
“Kiên trì uống thuốc trong vòng 1 tháng sẽ có tác dụng. Trong quá trình dùng thuốc cần kiêng tránh các loại thức ăn như thịt bò, gà, hải sản, rau muống, cải bẹ xanh. Thức ăn tốt nhất là thịt heo và cá đồng”, ông Thái nói.
Lương y Ba Thái |
Cây cồng cộng có tác dụng trị bệnh nhờ giàu chất sắt, dù đun chín vẫn có màu xanh. Hơn nữa khi đun nóng, thảo dược sẽ tiết ra loại chất có tác dụng tẩy rửa vi khuẩn. Sắt bổ sung vào máu giúp máu lưu thông đến tất cả các bộ phận như phổi, gan và thận. Còn chất tẩy rửa giữ vai trò diệt khuẩn.
Tuy nhiên loại cám dây rất khó tìm, thảo dược này chỉ mọc ở một số khu rừng sâu. Riêng cây cồng cộng (ngải bìm bịp) thuộc một thân leo, nhiều người dân trồng làm hàng rào. Giống cây cồng cộng dễ trồng, chỉ cần cắm vài đốt xuống đất sẽ phát triển thành cây mới. Dân gian lâu nay vẫn dùng cây cồng cộng trị chứng nóng gan, giúp tiêu hóa tốt và hỗ trợ hệ bài tiết trong việc thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Bí kíp dùng tro bếp trị bệnh giời leo và bỏng
Giời leo và bỏng tuy khác nhau nhưng theo ông Thái đều liên quan tới vấn đề nhiệt của cơ thể. Giời leo do cơ thể quá nóng cộng với vi khuẩn trong nước tiểu của sinh vật gây nên. Triệu chứng của bệnh là những bọng nước gây ngứa và lây lan rất nhanh. Nếu không biết cách điều trị sẽ để lại thẹo. Bỏng cũng vậy, tuy do nhiệt độ bên ngoài gây ra.
Liên quan chứng bệnh này, ông Thái cho hay trong tro bếp (tro củi) có chất mát, đạm, canxi và muối kali. Tính mát của tro giúp nhiệt độ cơ thể ổn định. Còn muối kali tạo độ mặn có tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng mà không cần dùng bất kì loại thuốc khử trùng nào. “Chất đạm trong tro bếp giúp quá trình tạo da non nhanh hơn. Đặc biệt khi dùng tro bếp chữa trị các vết bỏng và giời leo sẽ không để lại sẹo và màu da rất giống với da ở những nơi chưa bị bỏng”, ông Thái nói.
Cách dùng tro bếp trị bệnh rất đơn giản: Đối với bệnh giời leo, hốt ít tro, sàng sạch sau đó cho rượu vào trộn đều tạo thành hỗ hợp sền sệt. Sau đó dùng hỗ hợp này bôi lên da lớp dày khoảng 0,5cm, đợi khoảng 3 tiếng đồng hồ. Tro bếp sau khi đã rút hết nhiệt từ cơ thể sẽ tự khô và rơi ra ngoài. Với trường hợp bị bỏng vẫn dùng như vậy nhưng thay rượu bằng nước. Tác dụng chỉ sau 1 lần đắp không cần nhiều.
Ông Thái lưu ý, tro bếp phải mới, nên chọn phần tro nằm giữa bếp: “Nếu dùng tro cũ hoặc gần chân kiềng sẽ lẫn bụi sắt, khi đắp lên da dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến uốn ván. Với trường hợp bị bỏng nặng, thịt đã chín và da bong nước cần đắp hai lần, sau đó dùng thêm thuốc mỡ bôi lên vết thương”.
Lưu ý, những phương pháp dân gian chữa trị khi bị bỏng như dùng nước mắm hoặc dầu hỏa rửa vết thương rất nguy hiểm. Bởi cả hai loại trên đều có tính nóng, khiến vết thương có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Còn có một cách khác có thể chữa bệnh giời leo: Dùng đậu xanh nguyên vỏ giã nát rồi đắp lên da chữa trị, nhưng không thể hiệu quả bằng tro bếp./.