Kỳ diệu thay khi “đá” thành “người”

(PLO) -  Khi khuyên bảo hay nhận xét về một ai đó, người đời thường có câu nói với nhau rằng: “Đừng như đá vô tri!”. Vậy đá có vô tri không? Đừng tìm câu trả lời vội mà hãy lắng nghe những câu chuyện đã đi vào huyền tích: 

Câu chuyện tình yêu hoàn trả nước mắt giữa đá và cây

Chuyện kể rằng bên bờ sông Linh Bà ở Tây phương, bên cạnh hòn đá Tam Sinh có một cây tiên Giáng Châu được hòn đá Thần Anh ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón nên nó mới được tươi tốt và sống lâu. Cây đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm bón, nên cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái.

Truyền thuyết kể rằng nhờ hòn đá Thần Anh năng tưới bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái.
Truyền thuyết kể rằng nhờ hòn đá Thần Anh năng tưới bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người con gái.

Giáng Châu tiên tử suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời viễn ly hận thù, đói thì ăn quả “mật thanh” khát thì uống nước bể “quán sầu”. Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới cho đá Thần Anh, cho nên trong lòng nó vẫn mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây.

Theo quan niệm của nhà Phật thì tam thế chuyển sinh, tức là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Phật gia cho rằng, sinh mệnh là vĩnh hằng, cho nên sinh mệnh có luân hồi chuyển thế. Kiếp trước là nhân, kiếp này là quả, kiếp sau là duyên. Nhân duyên tụ hợp, duyên diệt duyên khởi, nợ tình duyên còn phải hoàn trả…hết thảy đều được ghi lại rõ ràng trên Tam Sinh Thạch – Đá Ba Đời.
Theo quan niệm của nhà Phật thì tam thế chuyển sinh, tức là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Phật gia cho rằng, sinh mệnh là vĩnh hằng, cho nên sinh mệnh có luân hồi chuyển thế. Kiếp trước là nhân, kiếp này là quả, kiếp sau là duyên. Nhân duyên tụ hợp, duyên diệt duyên khởi, nợ tình duyên còn phải hoàn trả…hết thảy đều được ghi lại rõ ràng trên Tam Sinh Thạch –  Đá Ba Đời.

Thần Anh bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi trần để qua kiếp “ảo duyên”, nên đã đến trước mặt vị tiên Cảnh Ảo ghi sổ. Cảnh Ảo liền hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để giải quyết mối duyên nợ của đá thần và cây thần. Giáng Châu tiên tử nói: “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta sẽ lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại chàng, như thế mới nguyện tâm ý!”. Vì thế phải xuống trần để kết thúc mối nợ duyên đó.

Đọc đến đây bạn có thấy quen không? Đó chính là truyền thuyết mở đầu cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Trong cuốn tiểu thuyết, các nhân vật mặc dù rất nhiều, nhưng nhân vật chính chỉ gồm hai nhân vật Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc,  chính là đá thần và cây thần giáng trần. Những nhân vật khác cũng chỉ là đến để cùng phối hợp để họ hoàn trả nhân duyên bón tưới đó. Sự tình trong tác phẩm mặc dù rất phức tạp, nhưng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm từ đầu tới cuối chính là câu chuyện tình yêu, hoàn trả nước mắt của Đại Ngọc và Bảo Ngọc.

Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng (phiên bản năm 1987)
Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc trong Hồng lâu mộng (phiên bản năm 1987)

Cuộc gặp gỡ lần đầu của Đại Ngọc và Bảo Ngọc đã được miêu tả một cách rất đặc sắc: Đại Ngọc khi vừa nhìn thấy Bảo Ngọc, đã giật mình ngạc nhiên, trong lòng thầm nghĩ: “Thật là kỳ lạ, hình ảnh này như đã thân thuộc, từng gặp ở đâu, mà sao lại thấy vô cùng quen mắt đến thế”. Đồng thời Bảo Ngọc thì kêu lên: “Người em họ này ta đã từng gặp rồi”. Từ đó hai người tình cảm như anh em, sau đó hai người cùng ăn cùng chơi, luôn bên nhau rất vui vẻ, chia sẻ mọi cay đắng ngọt bùi. Nhưng tình cảnh đó không được lâu thì xuất hiện một Tiết Bảo Thoa, lớn hơn Bảo Ngọc một tuổi, là người có tính cách đoan trang, dung mạo xinh đẹp, lại luôn đoán biết được ý của người khác, làm việc gì cũng được mọi người trong phủ yêu mến.

Tạo hình nhân vật Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng (phiên bản 1987)
Tạo hình nhân vật Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng (phiên bản 1987)

Đại Ngọc là cô gái yếu ớt nhiều bệnh tật, một cô gái mồ côi ăn nhờ ở đậu, cộng thêm cô là người rất thông minh và mẫn cảm. Tận mắt thấy được tình yêu vô vọng của mình, tâm sự cứ tích tụ trong lòng, không thể nói ra vì vậy lâu dần nước mắt tuôn nhiều như mưa, cơ hồ như có thể dùng nước mắt để rửa mặt. Trong sách có viết về những lần khóc của Đại Ngọc, và những lần khóc đó của cô đều có liên quan đến Bảo Ngọc.

Những lần khóc của Đại Ngọc đều có liên quan đến Bảo Ngọc
 Những lần khóc của Đại Ngọc đều có liên quan đến Bảo Ngọc

Ngày Đại Ngọc mất, cũng chính là ngày tổ chức hôn lễ của Bảo Ngọc và Bảo Thoa, trong Giả phủ mọi người đều ở nơi tổ chức hôn lễ. Trong Tiêu Tương quán lạnh lẽo, chỉ có một nha hoàn ở cạnh chăm sóc cho cô, Đại Ngọc đau thương căm phẫn đan xen, nhưng lúc đó ngược lại không nói lời nào, nước mắt cũng không rơi nữa. Tại sao? Chính bởi cũng giống như trong truyện đã miêu tả: “Nợ mạng đã trả lại mạng; nợ nước mắt nước mắt đã trả đủ rồi. Oan oan tương báo quả là không thể xem nhẹ, chia ly hay tụ hợp đều đã có tiền định”.

Món nợ nước mắt này đã được hoàn trả xong, đương nhiên cũng không cần rơi lệ nữa. Giáng Châu tiên tử hoàn trả xong món nợ nước mắt, nợ ân tình đã không còn lời nào cần nói trên thế gian này, điều cần làm là trở về nơi tiên giới.

 

Đá biết đẻ hay lời lý giải về sinh mệnh con người?

Ngày nay, đã ở trong kỷ nguyên khoa học công nghệ nhưng trên thế giới vẫn có nhiều câu chuyện liên quan đến đá khó lý giải. Phổ biến là những câu chuyện về đá biết đẻ như chuyện ở miền trung và nam Romania, cách xa các thành phố đông dân cư, tồn tại những hòn đá kỳ lạ. Người dân địa phương thậm chí còn nghĩ ra một cái tên đặc biệt dành cho chúng - Trovanty ("nghĩa là "cát xi măng" theo tiếng địa phương).

Đá Trovanty
Đá Trovanty 

Những hòn đá này không chỉ lớn lên mà còn ... sinh con đẻ cái. Quá trình này diễn ra sau khi bề mặt của hòn đá bị ẩm ướt, nó sẽ xuất hiện một chỗ phình nhỏ. Theo thời gian, chỗ phình sẽ phát triển không ngừng thành hòn đá mới. Khi trọng lượng của hòn đá mới đủ lớn, nó sẽ tách ra khỏi "đá mẹ". Ngoài ra, các hòn đá Trovanty thường dịch chuyển từ nơi này tới nơi khác, ngay cả khi đã được đưa về bên trong nhà của người dân.

Vách đá Chan Da Ya thuộc tỉnh Qúy Châu, phía Tây Nam Trung Quốc cứ 30 năm 1 lần lại đẻ ra những quả trứng và được dân làng Gulu Zhai mang về với hy vọng có con trai nối dõi. Người Rơ Mâm tại làng Le, xã Mo Ray, huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum, Việt Nam cũng có câu chuyện về hòn đá biết đẻ...

Vách đá "đẻ trứng" khiến khoa học bối rối!
Vách đá "đẻ trứng" khiến khoa học bối rối!

Nói vậy để không ngạc nhiên khi biết về “hoàn cảnh ra đời” kỳ lạ của Tôn Ngộ Không trong cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân . Ngộ Không sinh ra từ tảng đá trên ngọn Hoa Quả Sơn – ngọn núi này vô cùng đặc biệt, được miêu tả là “mạch tổ của mười châu, là tay long của ba đảo bỏ lại, tự mở giữa trong đục mà đứng lên, phân rõ mờ mịt mà tạo thành, thật là một dãy núi quý, đẹp”.

Về tảng đá đã sinh ra Tôn Ngộ Không, đây cũng không phải đá bình thường, mà là “đá tiên” mang tinh khí của tạo hoá: cao 3 trượng 6 thước 5 tấc, hợp với vòng giời 365 độ; vây tròn 2 trượng 4 thước, hợp với lịch chính 24 khí, trên có 9 khiếu 8 lỗ tương ứng với 9 cung 8 quẻ.

Có một câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc của "khỉ đá" Tôn Ngộ Không
Có một câu chuyện hấp dẫn về nguồn gốc của "khỉ đá" Tôn Ngộ Không

Sách tả rằng: “Có lẽ từ khi sinh ra, tấm đá cảm thụ linh hoa của trời đất, của mặt trời, mặt trăng nên mới linh thông được. Trong tấm đá lại có một tiên thai. Một hôm tấm đá nứt ra, sinh một trứng đá, to bằng quả cầu lớn, gặp gió hoá ra con khỉ đá, đủ mặt, mũi, chân, tay. Con khỉ đá liền học cào, học chạy, vái lạy bốn phương, hai mắt có hào quang sáng rực lên tận trời, làm kinh động đến Ngọc Hoàng Thượng Đế”.

Như vậy, Tôn Ngộ Không là được Thiên Địa hoá dục mà thành, sinh ra đã mang sẵn tinh hoa của đất trời, tuyệt nhiên không phải là con khỉ tầm thường nơi trần thế. Điều này cũng phù hợp với cách nhìn nhận của Phật gia về sinh mệnh con người khi lý giải câu hỏi: Vì sao con người lại có mặt trên Trái Đất này? Ấy là bởi qua tháng năm dài đằng đẵng, các sinh mệnh không còn giữ được bản tính thuần khiết như thuở ban đầu nên mới rơi rớt xuống đến đây. Đó cũng là điều mà các tôn giáo và các nền văn hoá cổ xưa đều nhìn nhận.

Thánh Kinh chép rằng, Thiên Chúa Giêhôva tạo ra người đàn ông đặt tên là Adam, sau lại tạo ra người đàn bà đặt tên là Eva. Còn trong huyền sử Hy Lạp, hai anh em thần Prometheus và Epimetheus đã phỏng theo hình dáng của các vị thần mà tạo ra loài người. Tại phương Đông, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thần Nữ Oa đã du ngoạn khắp đó đây giữa trời và đất. Và khi bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, Nữ Oa cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình mà bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người theo hình dạng của thần...

 

...Với mối nhân duyên đá thần và cây thần xuyên suốt, tác phẩm Hồng Lâu Mộng ngoài tác dụng giải khuây cho mọi người sau những bữa cơm trà, cũng để lại cho người đời một cái nhìn sâu sắc về kiếp nhân sinh mộng ảo. Một giấc mộng với ảo ảnh huyền diệu mê hoặc con người trong danh, lợi, tình; những đắm say dù vô cùng ngắn ngủi nhưng cũng đủ xót xa cả đời. Với nhân vật Tôn Ngộ Không, sinh ra từ đá, hấp thụ tinh khí trời đất mà thành danh, thành Phật để lại nhiều nghĩ suy về những điều thần bí, dị thường. Phải chăng những thứ quanh ta như đất, như đá, như cây, như cỏ... vốn dĩ không vô tri như ta tưởng. Hay nói như nhà thơ Chế Lan Viên về sau này: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”...

Đọc thêm