Kỳ thú xứ trâu... đi giày, tắm biển

(PLO) -Đầu giờ chiều. Cái nắng miền biển càng chói chang. Từ con đường làng nhỏ thông ra biển, lần lượt xuất hiện những chiếc xe trâu cọc cạch. Người và trâu lầm lũi cất những bước nặng nề. Triền cát nóng bỏng rát, vỡ vụn dưới những bàn chân. 
Xe trâu ở Vinh An
Xe trâu ở Vinh An

“Thông minh” nổi tiếng, như con trâu của bà Bé trong làng. Nếu con trâu đi trước kéo xe nặng, không đi nổi, trâu của bà đi phía sau còn biết… đẩy xe phụ bạn. Chứng minh điều mình nói, bà chỉ vào đôi trâu đang kéo xe lên khúc dốc.

Trong lúc con đi trước đứng thở phì phò, con trâu sau liên tục dùng trán húc vào đuôi xe con phía trước. Một người khác đứng cạnh hồ hởi giải thích theo một hướng khác: “Con trước đi chậm, nên con đi sau nó húc vào xe, hối thúc con trước đi nhanh. Xe trâu nhưng vẫn… tuân thủ luật giao thông, không vượt ẩu vì sợ… tắc đường”.

Trâu tắm biển 

Ông Nguyễn Tuấn (ngụ xã Vinh An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, trước khi bắt đầu công việc, trâu luôn được dẫn ra biển tắm táp. “Trời nóng như ri, tắm mát mới có sức làm việc. Tắm biển giúp con trâu khỏe mạnh, cứng cáp. Có vết trầy, vết xước, nước mặn cũng giúp nó sát trùng vết thương”, ông lý giải. 

Đưa tay chỉ con trâu đang vật lộn trên sóng, ông hóm hỉnh: “Lần mới tắm biển lần đầu, nước mặn trào vô miệng, “hắn” sợ lắm, có dám tắm mô. Chừ quen rồi, sóng đánh càng nhiều, “hắn” càng thích chí”. Nằm bên cạnh con Xe, tên con trâu của ông Tuấn, những con trâu khác cũng khoan thai ngâm mình trong nước. Thi thoảng, sóng trắng xóa ùa đến, những con vật chổng chơ cả bốn vó lên mặt nước.

Nghề xe trâu một thời thịnh hành ở vùng đất cát trắng này. Với địa hình cát lún, các loại xe tải, xe công nông đều phải “bó tay”. Chỉ xe trâu mới chuyên chở được phân bón ra đồng, chở các loại nông sản từ đồng vào nhà. Thời “hoàng kim”, vùng này có hàng trăm xe trâu hành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. 

Theo thời gian, những con đường dần được bê tông hóa, nghề xe trâu tuy thu hẹp lại, nhưng vẫn bám trụ đến hôm nay bởi vẫn còn nhu cầu chuyên chở qua các vùng cát lún. 

Ông Tuấn trước đây làm nghề biển, suốt ngày lênh đênh ngoài khơi, bạc mặt với con sóng ngọn gió. Thấy nghề biển nguy hiểm, mỗi ngày ra khơi chẳng biết cuối buổi có kiếm được cái ăn, ông bỏ nghề, quay sang làm nghề kéo xe trâu. “Làm nghề ni không giàu, nhưng an toàn hơn đi biển. Mỗi ngày cứ dẫn trâu ra khỏi nhà là biết chắc kiếm được tiền”, ông nói. 

Xe trâu ở Vinh An
Xe trâu ở Vinh An

Còn anh Trần Văn Minh (ngụ Phú Lộc) gia đình ba đời nay đều làm nghề xe trâu. Hồi thanh niên, anh từng đi làm ăn xa. Phiêu bạt tận Tây Nguyên làm thuê làm mướn trong các rẫy cà phê. Rồi cà phê một thời mất giá, những rừng cà phê bị chặt hàng loạt, chẳng còn ai thuê mướn. Anh quay về quê, từng qua nhiều nghề, sau đó nối nghiệp cha, bám theo con trâu mưu sinh. Sau này có gia đình, vợ anh cũng cùng chồng rong ruổi. 

Anh Minh thường bắt đầu công việc khi mặt trời đã tắt bóng. Lúc mọi người nghỉ ngơi sau một ngày mưu sinh, anh mới dắt trâu ra đường. Chiếc đèn pin treo trên đầu, hắt bóng lấp loáng trên đường, người và trâu lầm lũi đi đến điểm tập kết hàng hóa. “Ban ngày nắng nóng, trâu làm việc mất sức mau mệt, nên cho kéo xe ban đêm”, ban đêm. 

Nơi con dốc của đoạn đường liên thôn, một người đàn ông vừa luôn miệng hô “tắc”, “rì”, vừa giật “dây cương”, hối thúc con trâu đi về phía trước. Con vật rướn mình, bốn chân bấm sâu xuống đất, cố kéo chiếc xe lăn qua triền dốc. Ông kể nhà mình có đến ba chiếc xe. Vợ và các con đều theo nghề này. Cũng nhờ con trâu, gia đình ông con cái mới ăn học đàng hoàng. “Tụi nhỏ sau giờ học, có tí thời gian rảnh là theo vợ chồng tui đi “lái xe” . Mô cần bằng lái, giấy tờ chi, cứ thuộc khẩu lệnh là làm được ngay”, ông cười.  

Trâu đi giày

Cũng vì sống nhờ con trâu, nên ở vùng quê này, nhiều nhà xem con trâu như là một thành viên trong gia đình. Để có sức làm việc, khẩu phần ăn của trâu kéo xe cũng đặc biệt hơn trâu bình thường. Vùng biển, cỏ cho trâu ăn cũng khan hiếm. Muốn cắt được cỏ, phải sang làng khác ở tận Trường Hà, xa đến vài chục km. 

Trâu còn được cho ăn thêm bột, đường để tăng sức đề kháng. Mỗi lúc trâu đau ốm, cả gia đình đều cuống cuồng, sốt vó lo lắng. “Làm nghề ni, trâu đau ốm coi như cả nhà treo niêu, vì rứa nên chọn được con trâu ưng ý để theo nghề rất khó”, anh Minh chia sẻ.

Để tậu được một con trâu kéo ưng ý, phải là người có con mắt lành nghề. Tuyển lựa hàng trăm con mới có một con trâu tốt. Trâu kéo phải là con đực, bốn xoáy cân đối, ăn khỏe, thân hình vạm vỡ mới có được sức khỏe dẻo dai, chịu được cát nóng. Ngoài ra, trâu phải có đôi sừng cong, cổ to, vai nở, chân mập, dáng thấp, móng khít để khi di chuyển, đất cát không rơi vào kẽ chân. Mũi trâu khít, hạn chế thở phì phò nhanh mất sức. 

Những con trâu kéo “đúng chuẩn” thường được mua tận Tây Nguyên, giá đến hàng chục triệu đồng. Sau khi được mua về, để trâu thuần thục việc kéo xe, ông chủ phải bỏ thời gian huấn luyện. Được “học tập”, những con trâu thông minh thậm chí còn biết tự dùng sừng để hất càng xe vào cổ, hoặc tự bỏ càng xe xuống đất khi xong việc, không cần chủ trợ giúp. 

“Thông minh” nổi tiếng, như con trâu của bà Bé trong làng. Nếu con trâu đi trước kéo xe nặng, không đi nổi, trâu của bà đi phía sau còn biết… đẩy xe phụ bạn. Chứng minh điều mình nói, bà chỉ vào đôi trâu đang kéo xe lên khúc dốc. Trong lúc con đi trước đứng thở phì phò, con trâu sau liên tục dùng trán húc vào đuôi xe con phía trước. Một người khác đứng cạnh hồ hởi giải thích theo một hướng khác: “Con trước đi chậm, nên con đi sau nó húc vào xe, hối thúc con trước đi nhanh. Xe trâu nhưng vẫn… tuân thủ luật giao thông, không vượt ẩu vì sợ… tắc đường”. 

Trâu cũng biết tự tắm biển
Trâu cũng biết tự tắm biển

Bà Bé cười nói tiếp, đi khắp Việt Nam, chắc chỉ có trâu vùng này mới mang giày trong lúc làm việc: “Mà giày xịn không đó nghe. Toàn hàng nhập về từ Nhật”. Người phụ nữ lý giải, do làm việc nặng, lại di chuyển từ vùng cát sang đường bê tông, nên những con trâu đều được chủ trang bị cho một bộ “vó”.

 Vó trâu được làm bằng cao su, cắt ra từ lốp xe tải. Những người lái xe trâu thường gọi đùa là “giày”. “Trâu vùng ni làm việc mà không mang giày, chỉ vài ngày là toạc móng, bỏ trâu”, bà Bé nói. Vào những năm 1980 – 1990, để tậu được một con trâu đã khó, kiếm được cho con trâu một đôi “giày” càng khó hơn, mà mỗi đôi “giày” trâu chỉ mang vài ngày là hư. 

Ngoài “giày”, mỗi con trâu kéo xe còn được chủ trang bị một sợi “dây cương”, được tạo bằng cách dùng sợi thép xuyên qua mũi trâu. Khi vết thương lành, người chủ sẽ dùng “dây cương” này để điều khiển trâu. 

Những con trâu dường như hối hả bước nhanh hơn trong chuyến xe cuối cùng. Người phụ nữ vừa giật “dây cương” điều khiển xe trâu vừa cho biết, mỗi chuyến hàng vận chuyển, tùy vào quãng đường xa gần mà có giá vài chục nghìn đồng. Nghề lái xe trâu mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm nghìn, đủ trang trải cuộc sống.

Nhu cầu xây dựng ở địa phương ngày càng nhiều, trong khi những vùng cát lún ven biển chỉ có xe trâu mới ra tới được. Xe trâu chở cát vào những ngõ ngách trong thôn xóm cũng thuận lợi hơn nhiều so với các loại xe cơ giới cồng kềnh. Vì vậy, nghề xe trâu ở vùng này không bao giờ sợ thất nghiệp, chỉ lo không có sức để làm.

Bà nói như tự hào, trong khi các loại xe công nông chạy quanh thôn xóm không những làm ô nhiễm mỗi trường, gây hư hại đường xóm thì xe trâu quê bà giúp bảo vệ môi trường tốt nhất: “Lúc nào quê tui còn cát, thì vẫn còn nghề lái xe trâu”.

Được “học tập”, những con trâu thông minh thậm chí còn biết tự dùng sừng để hất càng xe vào cổ, hoặc tự bỏ càng xe xuống đất khi xong việc, không cần chủ trợ giúp. “Thông minh” nổi tiếng, như con trâu của bà Bé trong làng. Nếu con trâu đi trước kéo xe nặng, không đi nổi, trâu của bà đi phía sau còn biết… đẩy xe phụ bạn.

Bà Bé cười nói tiếp, đi khắp Việt Nam, chắc chỉ có trâu vùng này mới mang giày trong lúc làm việc: “Mà giày xịn không đó nghe. Toàn hàng nhập về từ Nhật”. Người phụ nữ lý giải, do làm việc nặng, lại di chuyển từ vùng cát sang đường bê tông, nên những con trâu đều được chủ trang bị cho một bộ “vó”.

 Vó trâu được làm bằng cao su, cắt ra từ lốp xe tải. Những người lái xe trâu thường gọi đùa là “giày”. “Trâu vùng ni làm việc mà không mang giày, chỉ vài ngày là toạc móng, bỏ trâu”, bà Bé nói. Vào những năm 1980 – 1990, để tậu được một con trâu đã khó, kiếm được cho con trâu một đôi “giày” càng khó hơn, mà mỗi đôi “giày” trâu chỉ mang vài ngày là hư. 

Đọc thêm