Làm cave bãi cỏ “lãi” hơn trong nhà chứa

Trời đã về khuya, người đi đường cũng đã thưa dần, văng vẳng đâu đó từ trong bãi cỏ là những âm thanh rên rỉ đầy ma quái ập vào tai khiến bất giác chúng tôi rùng mình…

[links()] “Những tưởng các “bà cô” cave đã ở bên kia “sườn dốc sự nghiệp” đi làm gái đứng đường hay có một tên gọi khác: “cave bãi cỏ”, là những kẻ đếm ngày sống để chờ… ngày chết nhưng có lẽ chúng tôi đã sai.

“Đạo đức  nghề nghiệp”

Nhóm phóng viên báo Giáo dục Việt Nam tiếp cận được một “bà cô” cave hoạt động ngay cạnh khu vực bãi cỏ. Những câu chuyện “bí mật” của thế giới cave “trong bãi cỏ” trên đoạn đường Phạm Văn Đồng cũng dần dần được hé mở qua chính “bà cô” cave này.

Những tưởng các “bà cô” cave đã ở bên kia “sườn dốc sự nghiệp” đi làm gái đứng đường hay có một tên gọi khác: “cave bãi cỏ”, là những kẻ đếm ngày sống để chờ… ngày chết nhưng có lẽ chúng tôi đã sai.

Trên thực tế, ngay trong chính “đội quân” các “bà cô” cave già khú đế hết thời cũng có “chiến tranh lạnh” với nhau.

Theo lời “bà cô” cave mà nhóm phóng viên tiếp cận được, trong giới cave bãi cỏ ở đường Phạm Văn Đồng tự chia ra làm hai nhóm riêng biệt. Trong đó, nhóm “trong bãi” và nhóm “ngoài bãi” là hoàn toàn khác nhau về cách thức hoạt động cũng như “lương tâm nghề nghiệp”.

“Trong bãi”là nhóm cave già thường xuyên đứng ở mỗi gốc cây xà cừ bẩn thỉu trắng xóa và hành sự với khách ở trong bãi đất trống đằng sau lưng. “Cave ngoài bãi” là ý nói những “bà cô” cave khác bị đánh bật ra ngoài rìa để kiếm cơm.

Địa bàn của các “bà cô” cave già hoạt động ngoài bãi cỏ là hoàn toàn riêng biệt với các “bà cô” ở trong bãi cỏ và thường đi lang thang hai bên đường để kiếm khách.  "Yêu nghề” có lẽ là điểm chung duy nhất của hai nhóm cave hết đát này.

Cô cave mà nhóm PV tiếp cận thuộc loại "ngoài bãi". Bởi vậy khi đề cập đến nhóm cave già “trong bãi cỏ”, “bà cô” cave hoạt động “ngoài bãi” này như chạm đúng dây và bắt đầu tuôn cả tràng xối xả. Theo bà cô này, ra khỏi bãi cỏ cũng đồng nghĩa với việc làm ăn khó khăn hơn. Tuy nhiên, “bà cô” cave này lý giải, những cave già làm ở ngoài rìa lại có… “tình người” hơn những cave già hoạt động trong bãi cỏ.

“Vào trong bãi cỏ ấy thế nào khách cũng bị trộm đồ sạch bách. Bọn em không thích như thế. Người ta cũng là dân lao động vất vả kiếm từng xu từng hào. Mình muốn thì xin thêm. Họ không cho thì thôi. Bọn em không bao giờ làm cái trò như bọn ở trong bãi cỏ”, “bà cô” cave với gương mặt nhàu nhĩ, già nua dù độ tuổi có khi chỉ mới sát 30 là cùng nói với chúng tôi.

Thì ra, chuyện ăn trộm, ăn cướp đồ của khách làng chơi của các “bà cô” cave già là chuyện như cơm bữa. Tiết lộ thêm về “đạo đức nghề nghiệp” của đội quân cave già hoạt động trong bãi cỏ, “bà cô” cave đang nói chuyện với chúng tôi chẳng úp mở gì nói thẳng luôn.

“Bọn trong đó chúng nó quái lắm. Nói là giá 100.000 đồng mới đi nhưng thực chất 50.000 chúng cũng sẵn sàng gật đầu. Cái chính là đã tia được khách làng chơi có cái gì để xoáy được hay không. Bọn em làm ở đây chủ yếu là khách quen thôi. Thời bão giá thế này, làm gái như bọn em cũng ế lắm. Đa phần là người lao động ra đây “giải khuây” thế mà còn bị lột sạch. Có lần có trường hợp vào “chơi” quên tiền ở nhà, mấy mụ cave già quay lại tẩn cho một trận nhừ xương”.

"Bà cô" cave bãi cỏ trên đường Phạm Văn Đồng chia sẻ những "khó khăn" trong khi "hành nghề"
"Bà cô" cave bãi cỏ trên đường Phạm Văn Đồng chia sẻ những "khó khăn" trong khi "hành nghề"

Có vẻ như chưa hết “bức xúc”, “bà cô” cave kia lại tiếp tục “chém” tưng bừng với chúng tôi mà không ngần ngại. Hóa ra, “bà cô” cave này trước đây cũng có được một vị trí ngon lành ở một “gốc cây” xà cừ trong bãi nhưng sau đó vì nhiều lý do đã bị đánh bật ra khỏi và phải đi lang thang kiếm ăn riêng. Chính vì vậy, “bà cô” cave này nắm được hành tung và đủ mọi phi vụ của gái mại dâm bãi cỏ.

“Cách đây ít lâu có một ông khách nhìn tướng cũng chỉ là dân lao động vào kiếm “hàng” ở khu vực bãi cỏ. Chẳng hiểu thế nào mà ông này sau đó kêu mất 200 triệu trong cốp xe. Trước đó, ông này có rủ một em ở trong bãi đi “nằm” (nhà nghỉ - PV) và bị bọn chúng tia được số tiền lớn để trong xe. Vào yên vị rồi, đến lúc ông này bước ra khỏi nhà nghỉ lấy tiền trả thì toàn bộ số tiền đã không cánh mà bay sạch. Nghe đồn, bọn chúng gọi nhau đến cạy cốp xe của ông khách “đại gia chân đất” này trước đó rồi, “bà cô” cave kể.

Làm cave bãi cỏ “lãi” hơn trong nhà chứa

Đồng hồ đã điểm gần 11 giờ đêm, câu chuyện của chúng tôi và “bà cô” cave già vẫn chưa kết thúc. Địa điểm mà chúng tôi ngồi “chém gió” với “bà cô” cave này ở ngay sát đoạn bãi trống mà đội quân cave già vẫn đang đứng xếp hàng gió bắt đầu lùa mạnh và rét hơn. Tuy nhiên, chẳng cần chúng tôi phải “mồi”, “bà cô” cave già liến thoắng miệng kể thêm nhiều chiến tích của mình và gọi chúng tôi bằng… "anh" ngọt xớt:

“Nói anh không tin chứ, ở đây trước thi thoảng cũng có… đại gia đến kiếm hàng đấy. Nhưng giờ thì hiếm hoi lắm. Có khi thời bão giá nên các “sếp” cũng được bổng lộc ít hơn nên chẳng đến tìm bọn em nữa. Bão giá kinh khủng thật anh ạ”.

Nghe đến đây, chúng tôi cảm nhận được rằng “văn” của “bà cô” cave này cũng thuộc hàng “ghê gớm”.

“Thời buổi này làm gì cũng khó khăn. Bọn em làm ở đây có khi còn… lãi hơn ở trong quán (nhà chứa - PV) ấy chứ. Giá vừa rẻ hơn lại thoải mái chẳng ai biết. Ở trong quán chúng nó còn phải nộp đủ thứ tiền cho chủ, sinh hoạt, son phấn… Chả như bọn em ở đây, tối om mom, nhà ngói cũng như nhà tranh nên đôi khi cũng bớt được nhiều khoản chi phí. Có điều như bọn em làm ở ngoài rìa này thì chỉ có đi nằm (nhà nghỉ -PV) được thôi chứ không có “giường” như hội trong kia. Mọi năm như thời điểm này, “đi làm” bọn em chả có thời gian mà ngồi chơi ấy chứ. Lúc nào cũng “tất bật” khách ra, khách vào. Năm nay thì ế xưng nên mới ngồi nói chuyện với anh được thế này. Năm nay làm ăn chán lắm anh ạ. Bão giá cũng ảnh hưởng đến bọn em nhiều lắm”, “bà cô” cave thở dài rầu rĩ vì kinh tế khó khăn nên các khách quen cũng ngại đi tìm hàng để “giải trí”.

Nghe những gì mà “bà cô” cave này “chém gió”, chúng tôi không khỏi giật mình nếu những thông tin đó là sự thật. Sẽ chẳng có ai khẳng định được các “bà cô” cave này không bị mắc các căn bệnh xã hội. Đó là chưa kể đến việc có thể dính HIV là chuyện bình thường vì hầu hết các “bà cô” này đã kinh qua mọi thứ kinh hoàng nhất của “đời cave”. Hết thời nên các “bà cô” này mới dạt về khu vực Phạm Văn Đồng này để kiếm những đồng còm cõi từ những khách làng chơi là dân lao động ít tiền.

Đang mải huyên thuyên chém gió với chúng tôi, chợt mắt “bà cô” cave kia sáng quắc lên như hai chiếc đèn pha trong đêm tối và reo lên: "A!. Khách quen kia rồi”. Mừng như vớ được… vàng, “bà cô” cave lập tức phi sang bên kia đường để… gọi khách.

Khuất sau những rặng cây xà cừ bên kia đường, “bà cô” cave lẩn rất nhanh vào bóng tối. Dõi theo hướng mà “bà cô” cave kia đi, chúng tôi chỉ kịp nhìn thấy chiếc xe máy dừng lại vài giây rồi lập tức phóng vụt đi ngay khi “bà cô” cave vừa nói chuyện với chúng tôi yên vị ở yên xe phía sau.

Một đêm dài nữa lại lặng lẽ trôi đi. Các “bà cô” cave bãi cỏ vẫn tiếp tục đi ra, đi vào để rình những “con mồi” đang đi “kiếm hàng”. Thuận mua, vừa bán là lại lôi nhau vào bãi cỏ và sau đó là rất nhiều mối nguy hiểm chờ đợi khách làng chơi. Trời đã về khuya, người đi đường cũng đã thưa dần, văng vẳng đâu đó từ trong bãi cỏ là những âm thanh rên rỉ đầy ma quái ập vào tai khiến bất giác chúng tôi rùng mình…

Theo Giáo Dục Việt Nam

Đọc thêm